> Lời kể của tay súng đã bắn hạ Gaddafi
> NATO dừng chiến dịch quân sự tại Libya vào 31-10
Những nước tích cực tham gia chiến dịch quân sự Libya như Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Qatar chắc chắn là những nước đầu tiên được quyền khai thác nguồn tài nguyên quí giá này.
Thật vậy, một nghị sĩ Anh ở Nghị viện châu Âu là Andrew Brons mới đây đã tiết lộ về một bản hợp đồng bí mật trị giá nhiều tỷ USD giữa Công ty dầu mỏ Anh Vitol với Hội đồng Dân tộc chuyển tiếp Libya (NTC). Giờ đây, công ty này có thể được phép độc quyền buôn bán dầu mỏ Libya.
Còn theo ý kiến của John Dali, chuyên viên tạp chí Mỹ Foreign Policy, phần lớn chiếc bánh dầu mỏ Libya sẽ thuộc về Pháp. Để chứng minh ý kiến của mình, John Dali viện dẫn một bức thư đề ngày 3- 4 năm nay của một đại diện NTC gửi Quốc vương Qatar. Bức thư nói rõ Pháp sẽ nhận được 35% dầu mỏ Libya để đổi lấy việc Pháp ủng hộ NTC.
Những nước tích cực tham gia chiến dịch quân sự Libya như Anh, Pháp, Mỹ, Italia và Qatar chắc chắn là những nước đầu tiên được quyền khai thác dầu mỏ và khí đốt ở Libya. |
Cũng theo ý kiến của John Dali, phần còn lại sẽ là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa một loạt công ty tầm cỡ, trong đó có Công ty Italia ENI , các Công ty Bắc Mỹ Marathon, ConocoPhillips, Hess, Occidental và Suncor, Công ty Brazil Petrobras. Trong danh sách này có cả các Công ty Nga Gazpromneft và Tatneft, những công ty đã hoạt động ở Libya từ trước chiến tranh.
Dĩ nhiên, trong tình hình hiện nay, các công ty Nga sẽ không thể được nhiều ưu đãi như dưới thời ông Gaddafi. Bởi vì Nga không nằm trong số những quốc gia hăng hái tham gia cuộc chiến Libya. Những hợp đồng béo bở nhất đương nhiên sẽ được phân bổ giữa đại diện của những nước ủng họ NTC tích cực nhất.
Tuy nhiên Nga cũng sẽ không bị phớt lờ trong cuộc chia chác dầu mỏ và khí đốt ở nước Libya mới bởi vì Matxcơva luôn luôn duy trì cuộc đối thoại với lực lượng nổi dậy từ trước khi thủ đô Tripoli rơi vào tay NTC.
Tuy nhiên, Nga sẽ không phải thoả thuận với chính quyền mới ở Libya mà sẽ phải thoả thuận với những nước đã giúp NTC giành được chính quyền. Nói cách khác, quyền quyết định trên thị trường dầu mỏ Libya không nằm trong tay người Libya mà nằm trong tay một số nước ngoài. Nếu mọi chuyện diễn ra thuận lợi, các công ty phương Tây sẽ mời các công ty Nga làm đối tác.
Theo nhận định của ông Fedor Lukjanov, Tổng Biên tập tạp chí Nga trong nền chính trị toàn cầu, các nước Anh, Pháp, Italia, Mỹ bỏ ra biết bao nhiêu tiền bạc và thậm chí đặt cược cả uy tín không phải để về sau chia phần cho những nước không tham gia vào chiến dịch quân sự ở Libya.
Ngoài ra, một nước cũng có tham vọng đối với nguồn dầu mỏ và khí đốt ở Libya là Trung Quốc. Tuy Trung Quốc trong một thời gian dài không chịu công nhận NTC nhưng bù lại, nước này có thể đầu tư những khoản tiền lớn vào việc tái thiết Libya.
Vũ Việt
Theo Moskovskji komsomoles