Hà Lan phát hiện mầm rau nhiễm E.coli

Giá đỗ
Giá đỗ
TP - Hà Lan vừa ra lệnh thu hồi mầm củ cải đường sau khi phát hiện chúng nhiễm chủng E.coli với độc lực thấp hơn chủng đang hoành hành ở châu Âu. Trong khi đó, Đức một lần nữa cho rằng, giá là nguồn chứa khuẩn E.coli chủng mới khiến 31 người thiệt mạng, gần 3.100 người ở 14 nước châu Âu và Mỹ phải nhập viện với tổn thương thận, hệ thần kinh…

> Bước đột phá trong phương pháp chống lại khuẩn Ecoli

Mầm củ cải đường. Ảnh: Fox News
Mầm củ cải đường. Ảnh: Fox News.

Ngoài được tiêu thụ tại thị trường trong nước, mầm củ cải đường của Hà Lan đã được xuất khẩu tới Bỉ và Đức.

Ngày 10-6, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Đức, ông Reinhard Burger, nói: “Giá đỗ là nguồn dịch E.coli chủng mới”. Trước đó, các quan chức Đức cho rằng, nguồn dịch đến từ dưa chuột nhập khẩu từ Tây Ban Nha, sau đó nói rằng, nguồn dịch là giá đỗ làm tại Đức.

Ông Burger nói rằng, dù chưa có xét nghiệm dương tính về giá đỗ nhưng điều tra dịch tễ học đủ để kết luận loại rau này là nguồn dịch E.coli. “Người ăn giá đỗ có khả năng mắc tiêu chảy cao gấp 9 lần người không ăn”, ông Burger nói. Khoảng 60 người phải nhập viện sau khi ăn giá đỗ làm ở một trang trại tại bang Hạ Saxony. Cục trưởng Nông nghiệp bang này, ông Gert Lindemann, nói rằng, việc nhiễm E.Coli có thể do hạt đỗ nhiễm khuẩn hoặc do vệ sinh kém.

Giá đỗ
Giá đỗ.

Đức đang dỡ cảnh báo về việc ăn dưa chuột, cà chua và dau riếp nhưng vẫn duy trì cảnh báo về giá đỗ. “Hàng nghìn xét nghiệm trên cà chua, dưa chuột và dau riếp cho kết quả âm tính”, ông Burger cho biết.

Nga đã dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu rau quả từ Đức sau khi nhận được bảo đảm an toàn thực phẩm từ Ủy ban châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu rau tươi của Liên minh châu Âu sang Nga vào khoảng 600 triệu euro (870 triệu USD) một năm, chiếm 1/4 tổng kim ngạch rau tươi của khối xuất ra thế giới.

Minh Long
Theo AP, BBC

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
Sắp có 100.000 ha lúa chất lượng cao ở Kiên Giang
TPO - Tỉnh Kiên Giang đặt mục tiêu, đến năm 2025 triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt 100.000 ha, tăng lên gấp đôi đạt 200.000ha vào năm 2030.