Rất may ông Chấn không bị tuyên án tử hình

Rất may ông Chấn không bị tuyên án tử hình
Theo Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), rất may cho ông Chấn là không bị tuyên mức án tử hình, nếu không thì đến thời điểm này ông Chấn không thể còn cơ hội chờ minh oan

Rất may ông Chấn không bị tuyên án tử hình

> Người đàn ông ngồi tù 10 năm bật khóc khi đặt chân lên cửa nhà
> Trả tự do sau 10 năm ngồi tù để chờ... tái thẩm  

Theo Luật sư Vi Văn Diện, Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh (Đoàn Luật sư Hà Nội), rất may cho ông Chấn là không bị tuyên mức án tử hình, nếu không thì đến thời điểm này ông Chấn không thể còn cơ hội chờ minh oan

Hai ngày qua, dư luận cả nước đang xôn xao câu chuyện đau lòng về ông Nguyễn Thanh Chấn (52 tuổi, trú tại Việt Yên, Bắc Giang) - một công dân bị nhận án oan 10 năm tù vì cơ quan tố tụng tỉnh Bắc Giang bắt nhầm hung thủ trong một vụ án “giết người” cách đây hơn một thập kỷ.

Luật sư Vi Văn Diện, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng TAND tối cao sẽ bồi thường khoảng 520 triệu đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn
Luật sư Vi Văn Diện, Đoàn luật sư Hà Nội
 

Trao đổi với PV, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty Luật Thiên Minh, thuộc đoàn luật sư Hà Nội - cho rằng: “ Rất may cho ông Nguyễn Thanh Chấn là không bị tuyên mức cao nhất, án tử hình. Nếu bị tuyên phạt tử hình thì đến thời điểm này, ông Chấn có được minh oan cũng không thể còn cơ hội được gặp lại người thân”.

Theo lời luật sư Diện thì thông qua vụ án điển hình này, chúng ta vẫn có thể thấy được việc án oan, xử sai còn tồn tại nhưng cơ hội được phát hiện đưa ra “ánh sáng” như vụ ông Chấn thì không nhiều.

“Điều đáng bàn ở đây là những người tiến hành tố tụng, các cơ quan tiền hành tố tụng, từ địa phương đến trung ương, từ điều tra đến xét xử đều chưa thực sự khách quan khi nghiên cứu chuyên môn, nghiệp vụ và áp dụng pháp luật” - luật sư Diện nhận định.

Theo lập luận của luật sư thì nếu có án oan sai chứng tỏ chỉ là phán quyết một chiều, mang tính áp đặt. Khi có người kêu oan cũng bỏ ngoài tai, không cần xem xét, bằng mọi hình thức ép cho bằng được để hoàn thành nhiệm vụ vì người luôn kêu oan thì không thể họ nhận tội một cách tự nguyện được.

Ông Nguyễn Thanh Chấn - áo trắng, được minh oan trở về quê hương đoàn tụ gia đình tại Việt Yên - Bắc Giang ngày 04/11
Ông Nguyễn Thanh Chấn - áo trắng, được minh oan trở về quê hương đoàn tụ gia đình tại Việt Yên - Bắc Giang ngày 04/11.
 

Luật sư cũng cho rằng, các bản khai do điều tra viên thực hiện với ông Nguyễn Thanh Chấn trong vụ án này mà ông ta đã ký nhận tội cần phải xem xét lại, nếu muốn nhận tội thay cho người khác thì người đó phải có ảnh hưởng hoặc quan hệ thế nào hoặc có huyết thống với người nhận tội.

Đối với bà Chiến vợ ông Chấn - đây là người phụ nữ, người vợ đặc biệt cần được xem xét tuyên dương, khen thưởng vì đã có công tích cực tố giác tội phạm, kiên trì trong việc kêu oan để cơ quan Nhà Nước có điều kiện xem xét lại, xác minh điều tra lại làm trong sạch bộ máy trong hệ thống cơ quan tố tụng, cũng như chứng minh được rằng đường lối pháp luật nhà nước ta rất khách quan.

Từ 1/10, việc bồi thường oan sai được thực hiện theo Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước. Theo đó, khi đã được minh oan, cơ quan giải quyết và có trách nhiệm bồi thường cho ông Chấn phải giải quyết nhanh, kịp thời, đúng trình tự theo quy định.

Theo Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
Cúng chay hay cúng mặn ngày Tết: Chuyên gia lên tiếng
TPO - Vài năm lại đây, Dịp Tết Nguyên đán, nhiều gia đình Việt đã chọn cỗ chay thay vì mâm cỗ mặn truyền thống, nhằm hạn chế tình trạng dư thừa dinh dưỡng, thanh lọc cơ thể đồng thời tránh lãng phí thực phẩm. Tuy nhiên, cũng có nhiều người băn khoăn liệu cúng chay có trái với văn hoá tâm linh người Việt và làm giảm đi sự thành tâm của con cháu đối với ông bà, gia tiên?