> Sẽ sớm có quy chế lấy phiếu tín nhiệm
> Họp phiên toàn thể về sửa đổi Hiến pháp
Ông Thông cũng cho hay, sửa đổi Hiến pháp để tiếp tục pháp huy nhân tố con người, thể hiện sâu sắc hơn quan điểm bảo vệ, tôn trọng quyền con người, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Một điểm mới nữa trong lần sửa đổi này là làm rõ hơn nguyên tắc phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
Dự thảo xác định rõ hơn chức năng của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn, nâng cao trách nhiệm của từng cơ quan này.
Dự thảo cũng bổ sung hai thiết chế hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Nhận xét về sửa đổi Hiến pháp năm 1992, bà Pratibha Mehta, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam nói rất hoan nghênh việc Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết của Quốc hội quy định khuôn khổ pháp lý rõ ràng cho quá trình tham vấn ý kiến người dân đối với vấn đề sửa đổi Hiến pháp.
“Chúng tôi đánh giá cao vai trò chủ động và quan trọng của Ban soạn thảo Hiến pháp sửa đổi trong quy trình tham vấn ý kiến, đánh giá cao công tác nâng cao nhận thức và giáo dục người dân về những giá trị và tầm quan trọng của Hiến pháp, các đề xuất trong dự thảo và việc lắng nghe ý kiến của người dân”- bà Pratibha Mehta nói.
Dự kiến thời gian lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 bắt đầu từ ngày 2-1-2013 và kết thúc vào ngày 31-3-2013.