Luật Việc làm cần sớm được ban hành

Luật Việc làm cần sớm được ban hành
TP - Hôm qua, Hội đồng thẩm định dự án Luật Việc làm đã họp dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng. Các thành viên trong hội đồng đều cho rằng, dự luật cần sớm được ban hành giúp khoảng 30 triệu lao động ở khu vực phi chính thức được bảo vệ quyền lợi.

> Hơn ba vạn lao động ngoại 'chui' ở Việt Nam

Ông Bùi Ngọc Thanh, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, qua khảo sát tình hình thanh niên, trên 70% số thanh niên nông thôn chưa qua đào tạo nghề.

Do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác, khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng

. “Khoảng 30 triệu lao động ở khu vực phi chính thức, nhất là lao động nông thôn đang gặp nhiều khó khăn trong đào tạo nghề và tiếp cận việc làm. Tôi cho rằng dự thảo Luật Việc làm nên quan tâm đến tạo việc làm cho lực lượng lao động này”- ông Thanh đề nghị.

Để giải quyết việc làm cho các đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức, các ý kiến đều có chung nhận định, nếu chậm phát triển hệ thống dịch vụ việc làm sẽ khiến kết nối giữa cung cầu lao động bị chậm lại.

Do vậy, nhiều thành viên trong Hội đồng thẩm định cho rằng, nên thành lập các trung tâm dịch vụ việc làm công ở cấp huyện, cần có cơ chế hoạt động, điều hành hiệu quả hơn.

“Bảo hiểm thất nghiệp đang bị người sử dụng và người lao động lợi dụng, nhất là ở phía Nam. Có trường hợp lấy bảo hiểm thất nghiệp rồi quay lại làm việc ngay ở doanh nghiệp vừa bỏ. Tôi cho rằng, bảo hiểm việc làm nên đặt trọng tâm vào đào tạo và giới thiệu việc làm. Nếu trả trợ cấp xong, người lao động vẫn thất nghiệp thì không có giá trị.”- ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Liên đoàn lao động VN, đề nghị.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.