Hoang mang vì nghi án bắt cóc trẻ em

Hoang mang vì nghi án bắt cóc trẻ em
TP - Chiều 24–8, thượng tá Nguyễn Quang Minh, Trưởng công an huyện Thăng Bình (Quảng Nam) cho biết: Không đủ cơ sở khẳng định hành vi bắt cóc trẻ em tại huyện Thăng Bình trong những ngày gần đây.

Truy đuổi nhóm thanh niên bắt cóc bé 19 tháng tuổi
> Bắt cóc con người tình để đòi nợ

Trước đó, ngày 22-8, tại nhà chị Trần Thị Xuân (20 tuổi, trú thôn Bình Khương, xã Bình Giang), có 2 thanh niên lạ mặt đi xe máy bán tấm bạt nilon vào nhà khiến cháu Nguyễn Trần Nguyệt Nhi (20 tháng tuổi, con chị Xuân) kêu khóc. Chị Xuân nghi ngờ 2 đối tượng này bắt cóc con, bèn tri hô khiến họ bỏ chạy.

Cùng khoảng thời gian này, tại nhà ông Nguyễn Văn Lộc (39 tuổi, gần nhà chị Xuân) cũng có 2 thanh niên khác vào nhà bán tấm bạt nilon, nên ông nghi là đối tượng bắt cóc trẻ em, điện báo công an thì các đối tượng bỏ chạy. Sau 2 giờ truy tìm, hàng trăm người dân cùng công an xã đã tạm giữ 2 đối tượng vào nhà ông Lộc đưa về công an huyện làm rõ.

Chiều 23-8, tại trường Tiểu học Lê Hồng Phong (thôn 2 xã Bình Triều), một đối tượng khác đi xe máy chở thùng hàng vào sân trường chơi với học sinh khiến bảo vệ trường và người dân tình nghi là đối tượng bắt cóc trẻ em, nên báo công an xã bắt giữ, đưa về công an huyện.

Thượng tá Minh cho biết, qua xác minh, 2 người bị dân giữ lại tại xã Bình Giang tên là Trương Văn Hoa (26 tuổi) và Nguyễn Văn Hường (39 tuổi, cùng quê Tây Ninh), chưa có tiền án tiền sự, hành nghề bán tấm bạt nilon.

Không đủ cơ sở để xác định họ có hành vi bắt cóc trẻ em, nên sau khi làm rõ, công an huyện không tạm giữ. Trường hợp người bị dân bắt giữ tại xã Bình Triều tên là Trần Văn Cư (38 tuổi, trú thị trấn Hà Lam-Thăng Bình), hành nghề xe ôm là người tâm thần không ổn định, cũng không đủ căn cứ, cơ sở xác định có hành vi bắt cóc trẻ em.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

Mỹ công bố áp thuế hàng Việt 46%: Cần chiến lược đa chiều, đối thoại bền bỉ

TPO - Con đường phía trước cần tới cách tiếp cận chiến lược đa chiều, gồm đối thoại bền bỉ và khéo léo, đa dạng hóa nhanh chóng các thị trường xuất khẩu, tiếp tục củng cố nền kinh tế nội địa, phát huy khả năng phục hồi mang ý nghĩa chiến lược mà Việt Nam đã thể hiện trong những giai đoạn khó khăn trước đây.
Bộ trưởng Công Thương thăm, làm việc tại một doanh nghiệp may. Ảnh: Nguyễn Bằng

Cần xem lại vai trò của doanh nghiệp FDI

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, một cựu quan chức ngành Công Thương cho biết, nhìn vào chênh lệch thương mại của Việt Nam và Hoa Kỳ trong 3 năm qua có thể dễ dàng nhận thấy các mặt hàng xuất khẩu chính đóng góp vào cán cân thương mại của Việt Nam hiện chủ yếu nằm ở trong tay các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam.
Xuất khẩu của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng. Ảnh: Nguyễn Bằng

Doanh nghiệp ảnh hưởng nặng theo chuỗi cung ứng

TP - Chia sẻ với PV Tiền Phong, giám đốc một doanh nghiệp dệt may lớn ở Hưng Yên cho rằng, việc áp thuế đối ứng 46% của Hoà Kỳ sẽ tạo tác động dây chuyền rất lớn với các ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là với ngành dệt may và giày dép do Hoa Kỳ hiện đang chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

Giá ớt tăng cao chưa từng thấy

TPO - Giá ớt trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi liên tục tăng, hiện có giá từ 70.000 - 75.000 đồng/kg, cao kỷ lục từ trước đến nay và gấp 10 lần so với năm ngoái (7.000 đồng/kg). Theo các thương lái, nguyên nhân giá ớt tăng cao là do nhu cầu tiêu thụ mạnh từ thị trường Trung Quốc. 
1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

1 tuần Mỹ công bố áp thuế, Việt Nam ‘phản ứng nhanh’ thế nào?

TPO - Sau khi Mỹ công bố áp thuế đối ứng 46% với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Donald Trump. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo lập ngay tổ "phản ứng nhanh", chủ trì nhiều cuộc họp đánh giá tác động và bàn giải pháp thích ứng. Đặc phái viên của Tổng Bí thư, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đang đàm phán tại Mỹ.