Giảm áp lực cho tử tù và người thực thi

Giảm áp lực cho tử tù và người thực thi
TP - Theo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp (THAHS&HTTP) Bộ Công an, việc tiêm thuốc độc sẽ giảm bớt đau đớn thể xác cho người bị tử hình, đồng thời giảm sự căng thẳng cho cán bộ thi hành án.

Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc:

Giảm áp lực cho tử tù và người thực thi

Từ hôm nay, 8 luật có hiệu lực
> Quy trình hành hình bằng thuốc độc

Trao đổi với Tiền Phong hôm qua, Trung tướng Cao Ngọc Oánh – Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát THAHS&HTTP khẳng định, từ 1-7 trên toàn quốc chấm dứt hình thức xử bắn đối với tử tù. Thay vào đó, sẽ áp dụng hình thức tiêm thuốc độc, theo Luật Thi hành án hình sự (THAHS) có hiệu lực từ 1-7.

Tướng Oánh cũng cho biết, dự thảo nghị định hướng dẫn Luật THAHS đã được trình Chính phủ lấy ý kiến các thành viên, để chuẩn bị ban hành.

Vậy, những tử tù cần phải thi hành án trong thời gian chờ nghị định sẽ như thế nào? Về vấn đề này, tướng Oánh cho biết, phạm nhân sẽ tiếp tục được giam giữ, chờ nghị định hướng dẫn, việc này không ảnh hưởng đến vấn đề thi hành án tử hình. Thực tế cho thấy, nhiều tử tù được giam giữ đến 3-4 năm để tiến hành các thủ tục theo quy định hoặc làm rõ nhiều vấn đề liên quan khác trong vụ án.

Bộ Công an cũng đang chủ trì xây dựng Đề án triển khai thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc, sẽ ban hành sau khi nghị định có hiệu lực. Theo đề án, tại các trại giam, trại tạm giam của công an các tỉnh sẽ được xây dựng nhà tử hình.

Theo Luật THAHS, người tiêm thuốc độc cho tử tù là “cán bộ chuyên môn do cơ quan thi hành án hình sự cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu chỉ định”. Theo Trung tướng Cao Ngọc Oánh, nhiều khả năng “cán bộ chuyên môn” ở đây vẫn là cảnh sát thi hành án. Những cán bộ này sẽ được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn y học...

Giao - nhận tử thi trong vòng 24 giờ

Một điểm mới khác, thân nhân người bị thi hành án tử hình có thể được nhận tử thi hoặc hài cốt tử tù. Điều 60 Luật THAHS quy định, trước khi thi hành án tử hình, thân nhân hoặc người đại diện hợp pháp của người chấp hành án được làm đơn có xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú gửi Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm đề nghị giải quyết cho nhận tử thi của người chấp hành án để an táng.

Trường hợp người chấp hành án là người nước ngoài thì đơn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người chấp hành án mang quốc tịch và phải được dịch ra tiếng Việt. Đơn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận tử thi, quan hệ với người chấp hành án; cam kết bảo đảm yêu cầu về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường và tự chịu chi phí...

Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho người có đơn đề nghị về việc cho nhận tử thi hoặc không cho nhận tử thi khi có căn cứ cho rằng việc nhận tử thi ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường... Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm thông báo cho người có đơn đề nghị ngay sau khi thi hành án để đến nhận tử thi về an táng.

Việc giao nhận tử thi phải được thực hiện trong thời hạn 24 giờ kể từ khi thông báo và phải lập biên bản, có chữ ký của các bên giao, nhận; hết thời hạn này mà người có đơn đề nghị không đến nhận tử thi thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có trách nhiệm an táng...

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
Đắk Lắk xác lập 3 kỷ lục quốc gia
TPO - Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã trao 3 xác nhận kỷ lục cho UBND tỉnh Đắk Lắk. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao Quyết định công nhận Bảo vật quốc gia đối với Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai.