Quản lý chung cư: Rối như canh hẹ

Khu tái định cư Nam Trung Yên phải bù lỗ để quản lý, vận hành các tòa nhà. Ảnh: Như Ý
Khu tái định cư Nam Trung Yên phải bù lỗ để quản lý, vận hành các tòa nhà. Ảnh: Như Ý
TP - Lâu nay, việc tranh chấp giữa chủ đầu tư và cư dân thường xảy ra tại những tòa chung cư không có Ban quản trị (BQT). Tuy nhiên, thời gian gần đây, ngay cả với những tòa nhà có BQT, mâu thuẫn cũng xuất hiện thường xuyên hơn.

Mỗi nơi làm một kiểu


Anh Lê Văn Thám sống tại tòa nhà 18T Trung Hòa - Nhân Chính (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết, mặc dù tòa nhà có BQT nhưng không giải quyết được bức xúc của cư dân. “Mỗi sáng đi làm tôi khổ sở vì chờ thang máy. 

Nguyên nhân bởi nhiều căn hộ trong tòa nhà được chủ nhà cho thuê làm văn phòng khiến lượng người đi thang máy vào đầu giờ sáng và cuối giờ chiều tăng đột biến. Chỗ chơi của trẻ em bị lấn chiếm bởi nhiều hàng quán xung quanh tòa nhà”, anh Thám nói và cho rằng, BQT không bảo vệ được quyền lợi của cư dân tòa nhà. 

Trong khi đó, cư dân tòa Sunrise Building (Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội) xảy ra tranh chấp với chủ đầu tư là Cty CP Xây dựng số 3 Hà Nội vì không thống nhất được phần diện tích riêng, chung. 

Chị Nguyễn Nga, cư dân tòa nhà cho biết: “Trong hợp đồng mua bán không nói rõ phần nào sở hữu riêng của chủ đầu tư. Vì vậy, chủ đầu tư phải bàn giao toàn bộ từ tầng hầm, sảnh và toàn bộ tòa nhà từ tầng 1 đến tầng mái cho BQT quản lý”.

Tại khu X2 Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) nhiều cư dân cũng đang đau đầu vì BQT không thống nhất được giá dịch vụ. “Ngày trước giá dịch vụ có 2.000 đồng/m2/tháng, nhưng từ khi BQT tiếp quản thì thông báo giá tăng”, một cư dân tòa nhà nói.

Đỉnh điểm mâu thuẫn của cư dân tòa nhà với chủ đầu tư liên quan đến phí bảo trì chung cư phải kể đến tại tòa nhà Keangnam (đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội). 

Theo quy định của Luật Nhà ở, quỹ bảo trì chung cư được thành lập từ 2% giá trị các căn hộ được bán. Nhiều tòa chung cư, quỹ bảo trì lên đến hàng trăm tỷ đồng. Tuy nhiên, nhiều chủ đầu tư không bàn giao quỹ bảo trì cho BQT. “Chúng tôi muốn biết tổng số tiền thu được là bao nhiêu? Đang được gửi ngân hàng nào? Đến bao giờ chủ đầu tư Keangnam mới chịu bàn giao số tiền quỹ bảo trì đã thu cho BQT?”, bà Trịnh Thúy Mai thành viên BQT chung cư Keangnam cho biết. 

Nhiều khu chung cư cao cấp trên địa bàn Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tranh chấp về phí bảo trì như: The Manor (Khu Đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, Hà Nội), Sky City (88 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội)...

Trao quyền để có trách nhiệm

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, trên địa bàn thành phố có 478 tòa chung cư. Tuy nhiên, đến nay toàn thành phố mới thành lập được 79 BQT nhà chung cư. Trong khi đó, có đến 3 mô hình quản lý nhà chung cư. Một là mô hình do chủ đầu tư quản lý. 

Đây là mô hình phổ biến áp dụng cho chung cư có số hộ dân về ở chưa đạt 50%, chung cư chưa thành lập được BQT... Hai là mô hình BQT nhà chung cư do người dân thành lập và có sự tham gia của chủ đầu tư. Ba là do Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội (Sở Xây dựng) quản lý áp dụng cho khu tái định cư, nhà chính sách.

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đỗ Đức Duy, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng cho rằng: “Mô hình BQT quản lý chung cư trên thế giới đang làm và làm rất tốt. Không nên để chủ đầu tư quản lý chung cư vì có những chủ đầu tư làm một dự án rồi thôi không làm nữa thì ai đứng ra bảo vệ quyền lợi cư dân”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Ngọc Minh, Phó TGĐ Tổng Cty TNHH MTV Quản lý và Phát triển Nhà Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) băn khoăn: “Nhiều tòa tái định cư, người trẻ không muốn vào BQT trong khi nhiều bác về hưu lại tranh nhau vào BQT. Để người già vào quản lý và thiếu hiểu biết, việc quản lý vận hành chung cư càng rối hơn”. 

“Quận, huyện vẫn bê trễ trong quản lý thành lập BQT dẫn đến tình trạng mâu thuẫn xảy ra tại nhiều chung cư. Thậm chí, vừa qua, tại một dự án chung cư trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), thành viên BQT đã “cuỗm” số tiền vài tỷ đồng từ quỹ bảo trì bỏ trốn khiến cư dân bàng hoàng”. 

Một lãnh đạo 

Bộ Xây dựng

Theo ông Minh, hầu hết nhà tái định cư đều bán trước năm 2005 (không quy định phí bảo trì chung cư) nên việc vận hành, quản lý đều xin từ ngân sách thành phố. “Từ đầu năm đến nay, Cty bù lỗ hơn 10 tỷ đồng. Phí dịch vụ quy định nhà tái định cư 30.000 đồng/tháng như hiện nay không đủ trả tiền lương nhân viên Cty”, ông Minh nói. 

Một lãnh đạo Bộ Xây dựng thì lưu ý: “Quận, huyện vẫn bê trễ trong quản lý thành lập BQT dẫn đến tình trạng mâu thuẫn xảy ra tại nhiều chung cư. Thậm chí, vừa qua, tại một dự án chung cư trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội), thành viên BQT đã “cuỗm” số tiền vài tỷ đồng từ quỹ bảo trì bỏ trốn khiến cư dân bàng hoàng”.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm, sắp tới Bộ Xây dựng sẽ xem xét trao quyền để BQT có trách nhiệm hơn với nhiệm vụ của mình. “Hiện nay, BQT chưa có con dấu riêng, nên việc quản lý quỹ bảo trì phải thông qua tài khoản của chủ đầu tư. Thậm chí, BQT không được hưởng gì trong khi phải bỏ công sức để bảo vệ cư dân. Chúng ta phải có chế độ cũng như chế tài để gắn trách nhiệm của BQT với cư dân”, vị này nói.

MỚI - NÓNG