Khó quy trách nhiệm khi DNNN thất thoát, đổ vỡ

Khó quy trách nhiệm khi DNNN thất thoát, đổ vỡ
TP - Các chuyên gia đã chỉ ra lỗ hổng trên, tại hội thảo giám sát và đánh giá hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và Tổ chức SIDA (Thụy Điển) tổ chức, ngày 22-11.

> Tập đoàn nhà nước Lỗ nặng, lương cao: Khập khiễng nhân sự, cơ chế
> Độc quyền doanh nghiệp nhờ... nhà nước
> Một mình ngân hàng không thể xử lý được nợ xấu

Theo ông Phạm Đức Trung - Phó Trưởng ban Cải cách và Phát triển doanh nghiệp (CIEM), hiệu quả thực sự của việc sử dụng nguồn lực của DNNN là vấn đề chưa có câu trả lời chính xác, thống nhất.

Ngay cả những số liệu được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố cũng chỉ là số liệu báo cáo chưa đầy đủ, chưa có kiểm chứng đảm bảo tính xác thực.

Ông Trung cho biết, ngay như vụ việc ở Tập đoàn Vinashin, đến nay vẫn còn tranh luận về giá trị thực về tài sản, vốn nhà nước, các khoản nợ, mức độ thua lỗ của tập đoàn này.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra tại Tổng Cty Hàng hải (Vinalines) và một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước khác.

Nguy hiểm hơn, trong vòng 4-5 năm qua, ở Việt Nam xuất hiện tình trạng các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đầu tư thành lập các công ty con, công ty cháu một cách tràn lan để kinh doanh trong những lĩnh vực rủi ro như: chứng khoán, bất động sản, tài chính.

Tuy nhiên, các cơ quan giám sát đã không nắm được thông tin và không kiểm soát được tình trạng này. Khi DNNN đổ vỡ hoặc thất thoát, trách nhiệm lại không biết quy cho ai.

Theo TS. Trần Tiến Cường - nguyên Trưởng ban Cải cách doanh nghiệp (CIEM), nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất thoát, lãng phí của DNNN là do lỗ hổng giám sát, không có một cơ quan Nhà nước nào đứng ra chịu trách nhiệm về giải trình.

Trong các văn bản pháp quy cũng không có quy định nào quy định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính.

“Cần có quyết tâm chính trị để tập trung đầu mối, thành lập tổ chức chuyên ngành và chuyên nghiệp để giám sát các tập đoàn, tổng công ty quy mô lớn, quan trọng” - ông Cường đề xuất.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'
TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
Vì sao giá lợn hơi tăng cao bất thường?
TPO - Việt Nam xếp thứ 4 trên thế giới về nhu cầu thịt lợn, ước tính lượng thịt lợn tiêu thụ/đầu người xấp xỉ 37 kg/người trong năm 2024. Chăn nuôi chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước góp phần khiến giá lợn tăng cao thời gian qua.
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

Công an làm việc với người tung tin thất thiệt 'mẹ sát hại con để lấy tiền bảo hiểm'

TPO - Công an đã mời người livestream phát tán thông tin về vụ việc gây sốc ở thị trấn Hà Lam, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Người này thừa nhận do suy nghĩ thiếu chín chắn nên đã livestream có nội dung sai sự thật, gây hoang mang trong nhân dân và tác động ảnh hưởng tiêu cực tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
Cảnh 'chết chóc' còn lại ở công xưởng sản xuất 1,4 tấn ketamin

Cảnh 'chết chóc' còn lại ở công xưởng sản xuất 1,4 tấn ketamin

TPO - Liên quan đến vụ triệt phá xưởng sản xuất ma túy tổng hợp lớn nhất Việt Nam, thu giữ 1,4 tấn ketamin có độ tinh khiết cao, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Bộ Công an), cho biết hóa chất để sản xuất ma túy tổng hợp rất độc hại khiến nhiều cây cối, trong đó có cây ăn quả xung quanh bị chết khô.
Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ cựu cán bộ công an bị cáo buộc tiếp tay cho siêu lừa

Trả hồ sơ điều tra bổ sung vụ cựu cán bộ công an bị cáo buộc tiếp tay cho siêu lừa

TPO - Dù đang trong thời gian thi hành án treo về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Trần Thị Thủy vẫn tiếp tục thực hiện 40 vụ lừa đảo, chiếm đoạt gần 25 tỷ đồng của nhiều cá nhân. Đặc biệt, trong năm 2022, Thủy đã cấu kết với Nguyễn Thọ Lập – cựu cán bộ Công an huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên để lừa đảo, chiếm đoạt 4,85 tỷ đồng của hai nạn nhân khác.