Dự báo bức tranh kinh tế năm 2014 sáng hơn năm trước

Dự báo bức tranh kinh tế năm 2014 sáng hơn năm trước
TP - Ngày 26/9, tại TP Huế, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam tổ chức diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2013, với chủ đề Kinh tế Việt Nam 2013, triển vọng 2014: Nỗ lực thực hiện 3 đột phá chiến lược.

> Nợ xấu, tỷ giá, vàng ứng xử thế nào?
> Cơ hội kinh doanh 2013: Cái khó ló cái khôn

Theo các chuyên gia kinh tế, mặc dù bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2013 không mấy khác biệt so với những nhận định từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân (tháng 4/2013), chưa thoát khỏi trì trệ, nhưng điểm tích cực nổi bật là các chỉ báo kinh tế vĩ mô được cải thiện theo hướng ổn định hơn, lạm phát được kiềm chế, dự trữ ngoại hối tăng cao, bình ổn được tỷ giá. Đến năm 2013, sự phục hồi tăng trưởng chậm.

Theo ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, để đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013, cần nhìn cả một giai đoạn, bắt đầu từ năm 2008, khi mà nền kinh tế lâm vào tình trạng bất ổn vĩ mô. Những khó khăn của kinh tế đặt ra từ đầu năm 2013 là hệ quả cuối cùng của giai đoạn này.

“Từ sự đánh giá tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2013 cho thấy, năm 2014 nền kinh tế vẫn chưa thể ra khỏi giai đoạn trì trệ. Những khó khăn vẫn tiếp tục kéo dài sang năm 2014. Tuy nhiên, bức tranh chung của nền kinh tế năm 2014 vẫn sáng hơn hai năm 2012 và 2013. Do đó, có thể dự báo trong năm 2014, tốc độ tăng GDP khoảng 5,5% và CPI tăng khoảng 7%. Nhiệm vụ chính trong năm 2014-2015 vẫn là giữ ổn định kinh tế vĩ mô và đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế”, ông Trần Du Lịch đánh giá.

Về thực hiện ba khâu đột phá chiến lược (thể chế, phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng), TS Bùi Văn Thạch, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương, cho rằng, chúng ta chưa có những đổi mới về tư duy, quan điểm phát triển trong xây dựng và triển khai ba đột phá chiến lược.

“Tuy có nhiều cố gắng xây dựng và sửa đổi hệ thống pháp luật, nhưng về cơ bản vẫn nằm trong khung tư duy và quan điểm hiện nay, nên chỉ có tác dụng bổ sung cho đồng bộ hơn, chưa có đột phá nào đáng kể. Giáo dục và đào tạo còn lúng túng trong đổi mới, chưa có chuyển biến đáng kể”, ông Thạch nhận xét.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Sàn thương mại điện tử 1688 của Trung Quốc ra bản tiếng Việt và ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam Ảnh: Ngọc Linh
1688 ồ ạt quảng cáo bán hàng vào Việt Nam
TP - Chỉ một thời gian ngắn sau khi xuất hiện bản tiếng Việt, sàn thương mại điện tử bán buôn 1688 của Trung Quốc liên tiếp tung ra các chương trình khuyến mại, tiếp thị nhằm vào người tiêu dùng Việt Nam với mức giá khá rẻ so với các sàn thương mại điện tử trong nước.