Sát giá thế giới, thị trường vàng vẫn ế ẩm

Sát giá thế giới, thị trường vàng vẫn ế ẩm
TP - Sáng 26/8, mở cửa phiên giao dịch trong ngày, thị trường vàng ngay lập tức rơi vào trạng thái loạn giá khi mỗi doanh nghiệp niêm yết tăng giảm ngược chiều nhau.

> Vàng ổn định quanh mức 38,1 triệu đồng/lượng
> Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Tại Cty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), vàng niêm yết mua vào 38,06 triệu đồng/lượng, bán ra 38,18 triệu đồng/lượng, tăng 100 ngàn đồng/lượng so với cuối tuần trước.

Trong khi một số công ty niêm yết theo chiều hướng giảm, thậm chí có nơi bán với giá dưới 38 triệu đồng/lượng. Khoảng cách giá vàng trong nước và thế giới rút ngắn còn khoảng 2,6 triệu đồng/lượng.

Một lãnh đạo Cty kinh doanh vàng cho rằng, giá vàng trong nước về sát với thế giới khiến tâm lý nhiều nhà đầu cơ nghĩ rằng việc đấu thầu vàng sắp kết thúc và nguồn cung sẽ hạn chế hơn. Để kích thích lực bán ra thị trường, một số doanh nghiệp đã niêm yết thấp hơn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Công Tường- Phó phòng Kinh doanh SJC, nói: “Dù thị trường biến động thế nào thì tổng lượng giao dịch mua và bán đều rất thấp. Hôm nào đắt hàng, SJC bán được khoảng 2.000-3.000 lượng; còn ế thì khoảng 500- 1.000 lượng”.

Đồng tình với quan điểm này, ông Trần Thanh Hải-Tổng GĐ Cty Cổ phần Kinh doanh và Đầu tư vàng Việt Nam cho rằng, trước đây mỗi tuần có thể tìm được 3-4 mối mua từ 300-400 lượng. Tuy nhiên, hiện nay cả tuần không kiếm nổi một mối như vậy.

Khả năng giá vàng trong nước và thế giới rút ngắn khoảng cách, người dân sẽ bán vàng? Ông Hải cho rằng, đa số người dân đang giữ vàng mua ở giá trên 40 triệu đồng/lượng. Vì thế ngưỡng dưới 40 triệu đồng/lượng, lực bán sẽ rất thấp. Trong khi đó lãi suất tiết kiệm có xu hướng giảm dần, việc khai thác nguồn lực vàng từ trong dân rất khó.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.