Siết quy định giữ hộ vàng miếng

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Ngân hàng thương mại giữ hộ vàng khi trả lại vàng miếng phải đúng số sê ri khách đã gửi hoặc vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản tùy theo yêu cầu của khách.

> Vàng thế giới và trong nước cùng giảm giá
> Thị trường vàng

Đó là điểm nhấn đặc biệt tại Dự thảo Thông tư Hướng dẫn hoạt động cung ứng dịch vụ bảo quản vàng miếng của NHNN vừa ban hành.

Dự thảo nêu rõ: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thỏa thuận với khách hàng và ghi rõ trong hợp đồng bảo quản vàng miếng thời hạn bảo quản vàng miếng, thỏa thuận về việc trả lại vàng miếng trước hạn. Trường hợp hợp đồng bảo quản vàng miếng không xác định thời hạn, NHTM, chi nhánh ngân hàng phải trả lại vàng miếng theo yêu cầu của khách hàng bất cứ lúc nào.

Để tạo điều kiện cho khách hàng có nhiều lựa chọn hơn trong việc gửi vàng, NHNN đưa ra hai hình thức NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trả lại vàng miếng đã nhận bảo quản. Đó là ngân hàng sẽ trả lại chính số vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản. Hoặc ngân hàng có thể trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản tùy theo yêu cầu.

Mặc dù đưa ra hình thức trả vàng bảo quản linh hoạt, song quy định về việc sử dụng vàng miếng nhận bảo quản khá chặt chẽ. Cụ thể: NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng để trả vàng miếng đã nhận bảo quản cho khách hàng khác trong trường hợp khách hàng thỏa thuận đồng ý trả lại vàng miếng cùng loại, cùng nhãn hiệu, cùng chất lượng, khối lượng với vàng miếng khách hàng đã gửi bảo quản.

Với đối tượng này, NHNN yêu cầu các NHTM phải ghi rõ số seri. Việc quy định chặt chẽ hoạt động giữ hộ vàng là rất cần thiết nhằm tránh xảy ra tình trạng ngân hàng sử dụng vàng của khách hàng trong mục tiêu kinh doanh.

Ngoại trừ trường hợp này ra, còn lại các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được sử dụng vàng miếng nhận bảo quản của khách hàng dưới bất kỳ hình thức nào kể cả chuyển đổi thành tiền, bán, cho vay, chuyển đổi, cầm cố, thế chấp, ký quỹ bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ tiền vay…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Tri thức may, mặc áo dài Huế là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
TPO - Theo Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế), Tri thức may, mặc áo dài Huế được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là thành quả thực hiện đề án Huế - Kinh đô Áo dài Việt Nam là điều kiện, cơ sở quan trọng để tỉnh tiếp tục lộ trình hoàn thiện hồ sơ trình UNESCO đưa vào danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.