Phình nợ xấu, ngân hàng giảm lãi

Phình nợ xấu, ngân hàng giảm lãi
TP - Việc lợi nhuận sụt giảm và công bố báo cáo chậm hoàn toàn trái ngược với tình hình những năm trước khi các ngân hàng đua nhau báo lãi khủng.

> ‘Ghế’ Thống đốc mỗi lúc một nóng
> “Nợ xấu trên 3% sẽ tuýt còi, giảm quyền...”

Thực tế, đây là điều không quá ngạc nhiên vì có nhiều nghi vấn cho rằng ngân hàng lãi khủng năm trước là do không trích lập dự phòng đầy đủ nợ xấu và năm 2012 việc trích lập dự phòng nợ xấu đã giảm lợi nhuận.

Giảm lãi, vọt tăng nợ xấu

Vietcombank là ngân hàng niêm yết đầu tiên công bố báo cáo tài chính riêng lẻ quý 4- 2012. Theo đó, thu nhập lãi thuần của Vietcombank đạt 2.376 tỷ đồng, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế giảm 15%, đạt mức 1.032 tỷ đồng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Vietcombank cả năm 2012 là 3.256 tỷ đồng; thu nhập lãi thuần cả năm đạt 10.702 tỷ đồng, giảm 12% so với năm 2011 khiến cho lợi nhuận sau thuế giảm 5% và ghi nhận mức 4.269 tỷ đồng. Đến cuối năm 2012, nợ xấu Vietcombank là gần 5.400 tỷ đồng, chiếm 2,25% tổng dư nợ, trong khi năm ngoái tỷ lệ này của ngân hàng chiếm 2%.

Ước tính của VietinBank, đến cuối năm 2012 tổng tài sản ngân hàng này đạt trên 505 ngàn tỷ đồng, tăng 9,8% so với năm trước; dư nợ tín dụng tăng 13,3%; nguồn vốn tăng 9,4%; lợi nhuận trước thuế trên 8.213 tỷ đồng.

So với năm 2011, lợi nhuận của Vietinbank không có đột phá. Còn NHTMCP Quân đội tổng lợi nhuận trước thuế riêng hoạt động ngân hàng đạt 3.024 tỷ đồng. MBB cũng là ngân hàng được cho là lợi nhuận cao nhất trong hệ thống ngân hàng thương mại.

Được chú ý “đặc biệt” trong năm qua, NHTM Á Châu (ACB) cũng cho đã biết tại Đại hội đồng cổ đông bất thường, lợi nhuận ACB năm 2012 ước đạt 1.200 tỷ đồng, trong đó mảng hoạt động kinh doanh vàng khiến ngân hàng này lỗ đến 1.700 tỷ đồng. Nếu so sánh, với lãi ròng 3.207 tỷ đồng của năm 2011, ACB coi như mất đứt.

Bức tranh lợi nhuận năm 2012 dù mới được vẽ lên những nét đầu tiên của các “ông lớn” trong hệ thống nhưng đã thấy sự sụt giảm mạnh về lợi nhuận. Số liệu từ NHNN mới đây cũng công khai kết quả kinh doanh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TPHCM chỉ đạt 667 tỷ đồng, sụt giảm 96% so với cả năm 2011.

Khó che giấu

Theo các chuyên gia việc ngân hàng giảm lãi không ngoài dự đoán khi nguyên nhân chính là do các khoản nợ xấu phình to và NHNN kiểm soát chặt trích lập dự phòng.

TS Nguyễn Thanh Bình- Phụ trách bộ môn Tài chính Ngân hàng Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà (TPHCM) phân tích: Nguyên nhân chính khiến bức tranh lợi nhuận ngân hàng không “đẹp” như những năm trước là do nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng tăng lên.

Các ngân hàng phải trích số dự phòng và rất thận trọng trong cho vay đặc biệt là cho vay bất động sản. Hiện các nhà đầu tư rất quan tâm đến báo cáo tài chính ngân hàng và thay đổi tiêu chí xem xét của trước đây là lợi nhuận hay cổ tức.

Con số nợ xấu do các ngân hàng công bố vẫn chưa có sự thống nhất và chênh lệch với những tính toán của các tổ chức độc lập.

“Trong tình hình nợ xấu đe dọa hệ thống, chất lượng các khoản nợ và việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng năm qua dự báo sẽ được “soi” rất kỹ - TS Bình nhìn nhận.

Ngoài những quy định chặt chẽ về trích lập dự phòng, mới đây NHNN tuyên bố sẽ cấm các ngân hàng chia cổ tức cuối năm nếu không trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro nợ xấu.

Theo một chuyên gia trong ngành, điều này tích cực ở chỗ các ngân hàng sẽ không thể che giấu mãi được nợ xấu. Do đó họ phải tập dần thói quen với việc phải trích lập dự phòng thay vì thổi phồng lợi nhuận. Ông này cho rằng, nếu các ngân hàng tuân thủ đúng những quy định thì không ít các tổ chức tín dụng sẽ không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ.

“Không có việc đổ vỡ hệ thống ngân hàng như nhiều người lo sợ, nhưng đối với các ngân hàng hoạt động không hiệu quả, ngân hàng yếu kém, thiếu thanh khoản thì phải đối mặt với nguy cơ bị biến mất bằng cách sáp nhập với các ngân hàng khác”- chuyên gia này nói.

Ở góc nhìn thận trọng, TS Nguyễn Thanh Bình cho rằng bức tranh lợi nhuận năm 2013 ngành ngân hàng không khá hơn là mấy, thậm chí còn sụt giảm hơn năm 2012.

Theo ông, lãi suất năm 2013 tiếp tục có xu hướng giảm với lãi suất tiết kiệm xuống dưới 10%, lãi suất cho vay về mức10-12% thì chắc chắn lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị suy giảm một phần.

Thứ hai, tăng trưởng năm 2013 chắc chắn cũng không cao do tình hình kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn nhất là những doanh nghiệp bất động sản, vật liệu xây dựng.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Những anh trai được cứu
Những anh trai được cứu
TPO - Bằng cách này hay cách khác, tất cả nghệ sĩ tham gia 2 show Anh trai đều được hưởng lợi. Có người được tận hưởng trở lại hào quang sau giai đoạn dài mất hút. Nhiều nghệ sĩ đã bứt lên phủ sóng mạng xã hội.