'Quái chiêu' đòi lương, thưởng Tết của công nhân

'Quái chiêu' đòi lương, thưởng Tết của công nhân
Nằm việc vất vả cả năm mà không nhận được lương, nhiều công nhân đã phải dùng quái chiêu đòi nợ.

'Quái chiêu' đòi lương, thưởng Tết của công nhân

> Giúp việc Tết nửa triệu đồng một ngày

> Thưởng tết: Kẻ khóc, người cười

 

Nằm việc vất vả cả năm mà không nhận được lương, nhiều công nhân đã phải dùng quái chiêu đòi nợ.

Công nhân nhảy Gangnam Style để đòi nợ
Công nhân nhảy Gangnam Style để đòi nợ .
 

Quái chiêu từ công nhân ta

Ngày 25/1, gần 800 công nhân của Công ty TNHH May mặc Ba Sao (KCN Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) đã nghỉ việc tập thể để yêu cầu công ty tăng lương và giải quyết các chế độ nghỉ, thưởng tết theo cam kết.

Theo phản ánh của công nhân, hiện mức lương công ty trả không đủ để trang trải các chi phí sinh hoạt tối thiểu hằng ngày.

“Lãnh đạo công ty hứa sẽ tăng lương cho công nhân từ đầu tháng 1/2013 nhưng đến nay vẫn không thực hiện trong khi công việc lại nhiều hơn. Nhiều công nhân không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp nhưng công ty vẫn thu tiền hằng tháng” - một công nhân bức xúc.

Không chỉ đình công, nhiều công nhân khác còn “cắm trại” tại công ty với mong muốn gỡ gạc được chút ít tiền công xá. Từ 19 đến 21/12/2012, trên 50 người ăn ngủ tại chỗ “bao vây” trụ sở Công ty TNHH xuất nhập khẩu may mặc Đại Thắng Lợi VNC (tại địa chỉ số 5/19 ấp Thới Tứ, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) để đòi tiền lương.

Chị Phạm Thị Hồng (SN 1987, ngụ Q.Gò Vấp) với ánh mắt quầng thâm, gương mặt hốc hác do thiếu ngủ, buồn bã nói: “Vì sợ công ty tẩu tán tài sản bên trong nên tôi cùng nhiều anh em công nhân thức trắng đêm để canh không cho mang ra ngoài. Lỡ họ mang đồ đạc đi bán rồi bỏ trốn thì biết đâu mà tìm”.

Bao vây nhà máy là cách được công nhân sử dụng nhiều nhất. Ngày 27/12, hàng trăm công nhân vây kín cổng chính Công ty TNHH chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Hải (Vihaco, Cà Mau) để đòi lương.

Theo người lao động, Vihaco dù được đổi chủ mới là doanh nhân Phạm Tiến Dũng nhưng lương công nhân vẫn chưa chịu trả, nợ từ tháng 7 đến nay. Nhiều nữ công nhân bồng con đến đòi lương vì cuộc sống quá khó khăn nhưng không được đáp ứng. Có người dọa lấy tài sản trừ nợ càng làm cho tình tình căng thẳng thêm.

… Tới công nhân Tàu

Về khoản đòi nợ lương, công nhân ta có vẻ kém quái chiêu hơn công nhân Trung Quốc. Gần đây nhất dư luận xôn xao về vụ việc công nhân nhảy Gangnam Style để đòi nợ.

Người đứng đầu đội nhảy đeo kính râm mang họ Lu, đã bắt nhịp theo những động tác của điệu nhảy Gangnam Style của nhóm nhạc Hàn Quốc đang gây sốt trên các trang mạng trong thời gian qua.

Lu chính là nhà thầu dự án xây dựng phòng hòa nhạc kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9/2012. Trước việc công ty chưa thanh toán tổng cộng 233.000 NDT (khoảng 780 triệu đồng) tiền lương, ông đã dẫn đầu và chỉ đạo hơn 40 công nhân thực hiện điệu nhảy để yêu cầu trả khoản nợ lương.

Lu cho biết, công ty xây dựng đã không trả lời các cuộc điện thoại của ông trong khi các công nhân thì liên tục hỏi tiền lương. Lu đã phải chi 10.000 NDT tiền túi của mình để trả lương cho người lao động. Hiện tiền tiết kiệm của ông đã cạn kiệt nhưng vấn đề vẫn chưa được giải quyết.

Lu và các công nhân khác bắt đầu thực hiện điệu nhảy ở phía trước cổng phòng hòa nhạc để thu hút sự chú ý của mọi người tới nguyên nhân dẫn tới hành động của họ.

Trước vụ việc trên, người quản lý của công ty xây dựng biện minh bằng cách đổ lỗi cho chủ sở hữu của phòng hòa nhạc. Ông nói rằng, chủ sở hữu đã không thanh toán đầy đủ cho dự án sau khi nó được hoàn thành và đưa vào sử dụng trong tháng 11.

Tuy nhiên, người đại diện cho chủ sở hữu phòng hòa nhạc cho biết, việc thanh toán đã bị hoãn lại vì công ty xây dựng không giải quyết khiếu nại về tòa nhà và không loại bỏ thùng rác chất đống trên tầng 3 của công trình.

Gây sốc hơn cả là vụ việc đem chất nổ đi đòi nợ. Tức giận vì đòi nợ lương bất thành, một người đàn ông tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã cho nổ khối chất nổ đem theo người khiến bản thân thiệt mạng và 7 người khác bị thương.

Tân Hoa xã dẫn nguồn tin của cảnh sát địa phương cho biết, vụ việc xảy ra tại quận Tianhe của thành phố Quảng Châu, thủ phủ của tỉnh Quảng Đông ngày 18/1. Theo Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc (CRI), người đàn ông nói trên họ Vương, từng là nhân viên quản lý webiste của công ty cho đến tháng 3/2012 khi anh này rời công ty. Vương đã có tranh chấp với ban lãnh đạo về tiền lương.

Vương tới văn phòng công ty mang theo các chất nổ tự chế trong một túi xách bằng giấy và yêu cầu công ty bồi thường. Khi không được giải quyết, Vương đã cho nổ khối chất nổ cạnh một thang máy trong lúc đang bị đuổi khỏi văn phòng. Hiện 3 trong số những người bị thương trong tình trạng nghiêm trọng.

Một trường hợp đòi nợ gây nhiều cảm xúc chính là việc 2.500 công nhân xây dựng bị nợ lương dài ngày không còn lựa chọn nào khác ngoài việc quỳ trước một quảng trường của huyện Fuping, tỉnh Thiểm Tây, phía Tây Bắc Trung Quốc để mong chính quyền ra tay can thiệp.

Tổng cộng họ bị nợ lương lên tới 60 triệu nhân dân tệ (tương đương 9,6 triệu USD) dù công việc đã hoàn thành. Bất chấp thời tiết giá rét dưới 0 độ C, họ vẫn cùng nhau quỳ và giơ cao những biểu ngữ cầu xin sự giúp đỡ.

Những lao động này đến từ nhiều tỉnh khác nhau như Tứ Xuyên, Sơn Tây, Hồ Bắc cũng như tại chính tỉnh Thiểm Tây. Họ bắt đầu làm việc cho một dự án xây dựng từ tháng 10/2011.

“Không ai được trả lương tại công trường của chúng tôi. Một số người đã đợi tiền lương hơn 1 năm còn những người khác cũng 4-5 tháng. Tết âm lịch thì đang tới, chúng tôi cần đem tiền về cho gia đình, người già cần khám bệnh còn trẻ con cần được trả học phí. Chưa kể chúng tôi cần phải sắm đồ Tết”, một công nhân đến từ tỉnh Tứ Xuyên phân trần

Các công nhân cho biết công ty chi tới 3 triệu nhân dân tệ (tương đương 480.000 USD) để trang trí nhưng không muốn trả nợ lương. Về phần mình công ty trên cho biết đó là một nhà thầu của dự án còn họ thì chưa được khách hàng trả dù chỉ một xu.

Họ chỉ thay khách hàng mua các vật dụng trang trí đó nhưng không thể trả nợ lương. Công ty này hy vọng chính quyền địa phương có thể cho họ vay để trả lương cho công nhân trước Tết âm lịch.

Theo Bảo Linh
VTC News

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG