Có trách nhiệm của ngân hàng nhà nước

Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: X.Phú
Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: X.Phú
TP - Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thừa nhận như vậy trong báo cáo về vấn đề này gửi tới UBTVQH trước phiên chất vấn diễn ra hôm nay (21-8).

> Nới hạn mức tín dụng, lo suy thoái kép

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết: Từ năm 2008 đến nay, nợ xấu của các tổ chức tín dụng có xu hướng tăng nhanh. Cụ thể, theo báo cáo của các tổ chức tín dụng, đến 31-5 năm nay, nợ xấu của toàn hệ thống là 117.723 tỷ đồng (chiếm 4,47% tổng dư nợ tín dụng).

Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 54,6 ngàn tỷ đồng (chiếm 3,96% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước); nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 41 ngàn tỷ đồng (chiếm 4,54% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần).

Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước, đến 31-3-2012 nợ xấu của các tổ chức tín dụng là 202.099 tỷ đồng (chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng).

Trong đó, nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước là 125,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 10,37% dư nợ cấp tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước; nợ xấu của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần là 60,9 ngàn tỷ đồng, chiếm 5,8% dư nợ tín dụng của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần.

Theo Thống đốc, số liệu giám sát của Ngân hàng Nhà nước cao hơn so với báo cáo của các tổ chức tín dụng là do Ngân hàng Nhà nước thực hiện chuyển nhóm nợ theo đúng quy định hiện hành trong khi một số tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu trong báo cáo tài chính thấp hơn thực tế để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro.

Chậm phát hiện vi phạm

Lý giải về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng nhanh thời gian qua, ông Bình cho rằng, từ cuối năm 2008, do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nên môi trường kinh doanh trong nước gặp rất nhiều khó khăn.

Chính khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã làm cho chất lượng tín dụng suy giảm, làm tăng nợ xấu nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Từ 2011 đến nay, tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, thị trường bất động sản đóng băng… làm tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 chậm lại đáng kể và trong 7 tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 1,02% nhưng nợ xấu tăng tới 45,5%.

Thống đốc Bình cho rằng, công tác quản trị, điều hành hoạt động tín dụng của một số tổ chức tín dụng còn bất cập.

Cụ thể là, việc thẩm định, cho vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, giám sát tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng chưa tuân thủ đúng quy định.

Ngoài ra, việc đánh giá tài sản đảm bảo cao hơn giá trị thực tế, nhận tài sản đảm bảo không đầy đủ tính pháp lý, có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó xử lý, phát mại hoặc phát mại được thì giá trị thu hồi thấp…

Bên cạnh đó, những năm gần đây, các tổ chức tín dụng liên tục tăng vốn điều lệ, có tổ chức có tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm quá cao (trên 50%), trong khi khả năng về quản trị rủi ro, giám sát vốn vay còn bất cập cũng là nguyên nhân khiến nợ xấu tăng nhanh.

Về trách nhiệm của NHNN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình thừa nhận, trong một thời gian dài còn hạn chế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, đặc biệt là vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và việc đầu tư quá mức vào một số lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Doanh nghiệp thủy sản đề xuất ‘nóng’

Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày: Doanh nghiệp thủy sản đề xuất ‘nóng’

TPO - Trước bối cảnh Mỹ hoãn áp dụng thuế đối ứng 90 ngày với Việt Nam, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản đề xuất với Chính phủ và các Bộ “2 gói” hỗ trợ cần thiết để đối phó với những bất ổn và gia tăng năng lực của cộng đồng doanh nghiệp thủy sản.
Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

Việc doanh nghiệp Việt cần làm ngay khi Mỹ hoãn áp thuế 46%

TPO - Trao đổi riêng với PV Tiền Phong, TS. Vũ Thành Tự Anh - Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, Đại học Fulbright Việt Nam - cho biết, cuộc chơi thương mại toàn cầu đã thay đổi nên Việt Nam cần đa dạng hóa thị trường và sản phẩm để tránh phụ thuộc vào một thị trường lớn.
Tin mới về dự án của Quốc Cường Gia Lai từng liên quan Vạn Thịnh Phát

Tin mới về dự án của Quốc Cường Gia Lai từng liên quan Vạn Thịnh Phát

TPO - Cơ quan Thi hành án đang giữ một số hồ sơ đền bù giải phóng mặt bằng của dự án Khu dân cư Bắc Phước Kiển, cho đến khi Quốc Cường Gia Lai hoàn trả số tiền hơn 2.880 tỷ đồng cho Công ty CP Đầu tư Sunny Island mới được nhận hồ sơ về. Điều này khiến Quốc Cường Gia Lai bị kiểm toán nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.
'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

'Chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất'

TPO - Tại Hội thảo khoa học quốc gia đánh giá kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025 diễn ra sáng nay ở Hà Nội, TS. Vũ Thành Tự Anh - Đại học Fulbright Việt Nam - cho rằng: "Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải thấu hiểu môi trường quốc tế. Bây giờ môi trường này thay đổi chóng mặt, chúng ta cần phát triển kinh tế trong nước và coi là nội lực cơ bản nhất của nền kinh tế Việt Nam. Cần nỗ lực tái cơ cấu nền kinh tế...". 
'Vua nha đam' Việt muốn mở rộng thị phần xuất khẩu Mỹ

'Vua nha đam' Việt muốn mở rộng thị phần xuất khẩu Mỹ

Theo ông Nguyễn Văn Thứ - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm G.C, công ty đặt mục tiêu tận dụng các hiệp định thương mại để mở rộng thị phần tại những thị trường tiềm năng như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hiện công ty không bị ảnh hưởng trực tiếp nhiều từ chính sách thuế quan đối ứng của Mỹ.