Công ty Bảo Tín Minh Châu tại Hà Nội công bố giá trao đổi vàng rồng Thăng Long lúc 10 giờ 15 là 44,02 triệu đồng/lượng trên giá mua vào và 44,25 triệu đồng/lượng trên giá bán ra.
Trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, vàng miếng hiệu Phượng Hoàng PNJ-DAB của công ty vàng bạc đá quý Phú Nhuận lúc 10 giờ 20 niêm yết giá mua vào 43,90 triệu đồng/lượng, bán ra 44,10 triệu đồng/lượng.
Vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn lúc 10 giờ mua vào 43,85 triệu đồng/lượng, bán ra 44,15 triệu đồng/lượng. Sacombank công bố giá vàng miếng SBJ từ đầu ngày đến cuối buổi sáng mua vào 43,91 triệu đồng/lượng, bán ra 44,19 triệu đồng/lượng.
Cuối ngày 12-10, vàng trong nước đột ngột tăng qua khu vực 44 triệu đồng/lượng sau khi vàng thế giới vượt lên mức cao nhất trong hai tuần. Giá bán ra đối với vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn lúc 17 giờ cùng ngày đạt 44,10 triệu đồng/lượng. Như vậy, với mức giá hiện tại, vàng trong nước hiện cao hơn giá đóng cửa hôm qua khoảng 50.000 đồng/lượng, đồng thời cao hơn 300.000 đồng/lượng so với sáng 12-10.
Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố hôm nay là 20.678, tăng 10 đồng. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại cũng tăng 10 đồng trên cả giá mua và bán: mua vào 20.880, bán ra 20.885.
Giá vàng thế giới đêm qua tăng trở lại, hướng về khu vực 1.700USD/Oz, do đồng USD suy yếu.
Khép phiên giao dịch đêm 13-10 tại New York (Mỹ), vàng giao sau tháng 12 tăng 21,60USD, lên 1.682,60USD/Oz, sau khi đã dao động giữa mức cao nhất trong phiên là 1.693,90 và mức thấp nhất là 1.662USD.
Chỉ số đo lường sức mạnh đồng USD giảm 0,92%, còn 76,90, trong khi euro tăng 0,2%, đạt mức cao nhất trong gần bốn tuần. Tỷ giá EUR/USD sáng nay (13-10) tại Tokyo tăng thêm 0,1% lên 1,3806.
Ngoài sự chi phối của đồng USD, kim loại quý còn được hỗ trợ bởi nhu cầu mua vàng vật chất tăng mạnh, đặc biệt là tại châu Á Tại Ấn Độ - quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới, mùa cao điểm mua vàng thường bắt đầu vào tháng 8, với lễ hội Eid và kéo dài cho đến tháng 10 với lễ hội Diwali, theo sau đó là mùa cưới truyền thống. Tại Trung Quốc – quốc gia tiêu thụ vàng lớn thứ hai, nhu cầu vàng vật chất cũng thường tăng mạnh trong suốt mùa lễ Quốc khánh bắt đầu từ đầu tháng 10 cho đến tết âm lịch vào tháng giêng năm sau.