Ngân hàng lớn nghiêm, ngân hàng con có “chết”?

Cho vay xuất khẩu, nông nghiệp lãi suất chỉ còn 15-18%/năm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Cho vay xuất khẩu, nông nghiệp lãi suất chỉ còn 15-18%/năm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Ngay trong ngày 8-9, một số ngân hàng thương mại lớn trong tổng số 12 ngân hàng đã cam kết không huy động vượt trần lãi suất 14%/năm đã tổ chức triển khai Chỉ thị 02 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những tháng cuối năm.

> Tài chính: “Hầu hết các ngân hàng vượt trần lãi suất”

Cho vay xuất khẩu, nông nghiệp lãi suất chỉ còn 15-18%/năm. Ảnh: Hồng Vĩnh
Cho vay xuất khẩu, nông nghiệp lãi suất chỉ còn 15-18%/năm.
Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Với việc nhiều ngân hàng thương mại như BIDV, Techcombank, ACB, Eximbank… đã dành cả chục nghìn tỷ đồng cho vay ở các lĩnh vực: xuất khẩu, nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp phụ trợ…với lãi suất dao động 15,5-18%, lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cho rằng, đây không phải biểu hiện của chính sách tiền tệ nới lỏng.

Ngược lại, chính sách tiền tệ vẫn thắt chặt và thận trọng, bởi chỉ có một số lĩnh vực được nới lỏng cho vay và cũng chỉ một số doanh nghiệp có khả năng kinh doanh tốt thì mới tiếp cận được nguồn vốn này. Việc nhóm 12 ngân hàng phải cam kết không huy động vượt trần lãi suất là để chấn chỉnh thực trạng huy động vốn vay như ở chợ thời gian qua khiến lãi suất cho vay tăng quá cao, doanh nghiệp không chịu được.

Trước dư luận cho rằng “NHNN khó có thể biết được ngân hàng nào huy động vượt trần lãi suất”, lãnh đạo một ngân hàng thương mại cho rằng: Chỉ không thể lý giải được tại sao trước kia không xử lý được ngân hàng huy động vượt trần lãi suất, còn kiểm soát ngân hàng cho vay vượt trần thì NHNN có đầy đủ công cụ hữu hiệu.

Chẳng hạn, cách chức giám đốc các ngân hàng vi phạm, không cho làm việc tại các đơn vị khác ít nhất trong 3 năm; Không cho ngân hàng vi phạm phát triển mở rộng chi nhánh; Cập nhật các báo cáo hằng ngày về lượng vốn huy động được của các ngân hàng, nếu thấy ngân hàng nào huy động với lượng vốn khả nghi sẽ cho thanh tra ngay, truy trách nhiệm cụ thể; Sắp tới sẽ cho các cơ quan thuế kiểm soát các chi phí của ngân hàng, nếu ngân hàng nào có chi phí ngoài, bất hợp lý thì sẽ yêu cầu đưa vào doanh thu để đánh thuế…

Theo ông Trần Bắc Hà-Chủ tịch HĐQT BIDV, ngoài những biện pháp, công cụ nêu trên, các ngân hàng cũng sẽ tự giám sát lẫn nhau trong việc thực hiện nghiêm huy động vốn trần lãi suất 14%. Một khi 12 ngân hàng lớn cùng nghiêm như cam kết thì các ngân hàng còn lại sẽ khó có thể vượt rào!

Tuy nhiên, theo ông Hà, các ngân hàng lớn cũng đã kiến nghị với NHNN và đã được Thống đốc chấp nhận sẽ dành khoản tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại nhỏ gặp khó khăn, để đảm bảo cho các ngân hàng này vẫn an toàn khi không “xé” trần lãi suất nữa.

Nhiều người cho rằng, khi các ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất, sẽ xảy ra cuộc chạy đua đáo hạn cho vay. Ông Trần Bắc Hà chia sẻ thực tế này là có thật và cho biết: Việc các doanh nghiệp phải trao đổi với ngân hàng để được đáo nợ không phải là xấu. Đó là cách để giảm gánh nặng chi phí mà thôi.

Cũng ông Trần Bắc Hà cho biết, ngay trong ngày 8-9, ngân hàng này tổ chức quán triệt ngay chỉ đạo của Thống đốc NHNN tại chỉ thị 02 đối với toàn bộ các chi nhánh ở khu vực phía Bắc và những ngày tới sẽ chỉ thị đối với các chi nhánh ở miền Trung và phía Nam. Dứt khoát BIDV phải thực hiện nghiêm việc huy động vốn với trần lãi suất 14% và từ nay đến cuối năm duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng 19%.

Ngay từ ngày 8-9, BIDV tạm ngưng cấp ngoại tệ cho các doanh nghiệp không có nguồn thu ngoại tệ. Lãnh đạo một số ngân hàng thương mại lớn cũng đã kiến nghị Thống đốc NHNN siết chặt thực hiện Thông tư 07 (quy định về cho vay và huy động ngoại tệ-PV), bởi các tổ chức tín dụng của Việt Nam đang vay của nước ngoài khoảng 5 tỷ USD tạo ra mất cân đối giữa nguồn ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, tác động xấu đến tỷ giá.

Theo một số ngân hàng thương mại, lãnh đạo 12 ngân hàng lớn cũng đã kiến nghị cần có giải pháp vốn cho thị trường bất động sản, vì cứ để thế này thì thị trường bất động sản sẽ sụp đổ. Đến bây giờ câu chuyện của thị trường tiền tệ không chỉ còn là thắt chặt tín dụng.

Kiến nghị cấp vốn cho thị trường bất động sản chủ yếu cũng chỉ ở lĩnh vực cho vay xây nhà thu nhập thấp, nhà cho công nhân khu công nghiệp để kích thích phát triển.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
Đơn vị vận hành nói gì về thông tin metro TPHCM tạm dừng vì mưa quá lớn?
TPO - Theo đơn vị vận hành, chiều 27/12, TPHCM có mưa rất lớn kèm dông và sấm sét đã dẫn đến hệ thống bảo vệ an toàn điện toàn tuyến metro 1 được kích hoạt. Do đó, đơn vị đã quyết định tạm dừng lịch trình chạy tàu, đưa tàu về các nhà ga nhằm đảm bảo an toàn cho hành khách và tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống của tuyến.