Tương tự như nhiều quốc gia châu Á khác, Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lạm phát cao. Vấn đề này sẽ được giải quyết như thế nào?
Lạm phát cao chắc chắn là vấn đề được bàn nhiều tại các cuộc hội thảo của ADB lần này. Không chỉ Việt Nam đối mặt với nguy cơ lạm phát cao mà nhiều nền kinh tế mới nổi hay ngay cả các quốc gia phát triển cũng đang nỗ lực tìm cách đối phó với lạm phát. Việt Nam đang nỗ lực rất cao để kiềm chế lạm phát.
Nghị quyết 11 khẳng định rất rõ quyết tâm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội. Tất nhiên, chính sách sẽ có độ trễ nhưng chắc chắn chúng ta sẽ thấy rõ hiệu quả trong thời gian tới.
Sau khi Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình, các hình thức trợ giúp của ADB đối với Việt Nam sẽ có thay đổi gì?
Suốt từ năm 1993 đến nay, ADB rất quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam có khoảng 100 dự án và chương trình vay từ ADB với tổng số vốn xấp xỉ 10 tỷ USD, đến nay đã hoàn thành 6 tỷ USD.
Với con số này, hiện Việt Nam là một trong 3 quốc gia vay vốn ưu đãi nhiều nhất từ ADB. Trong đó, ADB hỗ trợ đặc biệt cho một số dự án trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Không chỉ vậy, ADB còn đóng góp lớn cho Việt Nam về tư vấn chính sách.
Đương nhiên khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thì ADB cũng có định hướng hỗ trợ phù hợp. Những năm tới, ADB cam kết thu xếp vốn 1,3 tỷ USD/năm cho Việt Nam vay.
Bên cạnh đó, ADB sẽ mở rộng thêm một số hình thức hỗ trợ khác như đẩy mạnh mô hình hợp tác công - tư (PPP), tìm ra giải pháp mới để tăng vốn cho Việt Nam thông qua bảo lãnh...
Nguyễn Hạnh ghi