Ý kiến trái chiều về diện mạo mới Chùa Cầu Hội An

0:00 / 0:00
0:00
TP - Trước ý kiến hình ảnh di tích Chùa Cầu sau trùng tu có nhiều nét khác lạ, hiện đại, lãnh đạo TP Hội An khẳng định, việc trùng tu đã được thực hiện đúng nguyên tắc, giữ tối đa yếu tố gốc.

Khách thấy “lạ”

Mới đây, sau khi lực lượng chức năng tháo dỡ nhà bao che bằng khung sắt và mái tôn, hình hài Chùa Cầu lộ diện khiến nhiều người dân, du khách ngỡ ngàng. Nhiều người khen di tích đẹp nhưng cũng một số ý kiến trái chiều, cho rằng di tích sau trùng tu “như làm mới”, không còn nét cổ kính mà mang vẻ hiện đại nhiều hơn.

Ý kiến trái chiều về diện mạo mới Chùa Cầu Hội An ảnh 1

Diện mạo di tích Chùa Cầu sau trùng tu. Ảnh: Hoài Văn

Từ Nghệ An vào tham quan phố cổ Hội An, chị Cẩm Thi bày tỏ bất ngờ trước hình ảnh Chùa Cầu. Chị cho hay, rất yêu thích Hội An nên có dịp đi du lịch thì luôn chọn đây là điểm đến. Đến Hội An, ngoài thưởng thức ẩm thực đặc sắc, gặp gỡ người dân hiền hòa, chị luôn bị thu hút đặc biệt bởi những kiến trúc cổ kính rêu phong, trong đó có di tích Chùa Cầu. “Mình cảm thấy hơi lạ mắt trước diện mạo này của di tích, vì những lần trước tới và cả trong tâm trí mình mang hình ảnh một Chùa Cầu cổ kính, nhưng giờ trông có vẻ mới, hiện đại”, chị Thơ chia sẻ.

Anh Nguyễn Hữu Đông, một hướng dẫn viên du lịch, nói: “Mình thường xuyên vào đây hướng dẫn khách tham quan. Tuy nhiên, hình ảnh Chùa Cầu bây giờ thì thấy hơi lạ, có phần mới, thô hơn trước”.

"Hội An tự tin suốt 30 năm quản lý trùng tu di sản văn hóa, giao lưu với quốc tế nên có rất nhiều kinh nghiệm trong trùng tu di sản. Chùa Cầu lại là di tích đặc biệt cho nên việc trùng tu càng hết sức thận trọng. Phải đứng trên bình diện chuyên môn để đánh giá công trình chứ không chỉ nhìn màu sắc”.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An

Chủ tịch thành phố Hội An: Mới sơn thì nó phải mới thôi!

Chiều 28/7, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND thành phố Hội An (Quảng Nam), nói rằng, đã lắng nghe ý kiến của dư luận về diện mạo khác lạ của Chùa Cầu sau trùng tu. Theo ông Sơn, Chùa Cầu là Di tích quốc gia đặc biệt, là biểu tượng của quan hệ giao lưu Việt Nam - Nhật Bản. Sau hơn 400 năm tồn tại, di tích này đã qua 7 lần trùng tu. Lần trùng tu gần nhất là vào năm 1986, nhưng lúc bấy giờ trong điều kiện ngân sách còn khó khăn nên việc trùng tu chưa đảm bảo yếu tố vững bền. Vì vậy, di tích gần đây xuống cấp nghiêm trọng. Toàn bộ hệ thống cấu kiện, dầm, sàn bên dưới mục, ruỗng, móng lún nứt; các cấu kiện giữa chùa với cầu không liên kết nhau dẫn đến nguy cơ cao sụp đổ di tích, ảnh hưởng an toàn khách tham quan. Vì vậy, Bộ VH&TT, tỉnh Quảng Nam và thành phố Hội An quyết tâm trùng tu di tích này.

Trước khi tổ chức trùng tu, thành phố đã tổ chức nhiều hội thảo quốc tế, trong nước để tham vấn các nhà chuyên môn. Trong quá trình lập hồ sơ, tham vấn đầy đủ các nhà nghiên cứu, đặc biệt các chuyên gia Nhật Bản.

Lãnh đạo thành phố Hội An khẳng định, quá trình trùng tu Chùa Cầu luôn tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc công khai, minh bạch; du khách vẫn tham quan khi di tích đang trùng tu. Trong quá trình triển khai, bộ phận chức năng tháo gỡ từng viên ngói, cấu kiện gỗ đều có đánh dấu, mời các chuyên gia thẩm định hiện trạng cấu kiện còn được bao nhiêu phần trăm, sử dụng được phần nào, phần nào bỏ đi đều có biên bản cụ thể. Bộ phận nào hư hỏng, mục ruỗng không đảm bảo cho an toàn công trình thì mới tháo bỏ, còn lại từng viên ngói, viên gạch, từng thanh gỗ có thể sử dụng được đều tuân thủ giữ lại các yếu tố gốc.

“Vào công trình thấy có ngói cũ, ngói mới, có gỗ mới, gỗ cũ. Đó là theo nguyên tắc trùng tu và đều được các chuyên gia Nhật Bản đánh giá rất cao. Công trình đại trùng tu, trùng tu xong dứt khoát phải sơn lại để bảo quản công trình, vì nếu cứ để cũ, qua mưa gió sẽ xuống cấp. Còn khi trùng tu xong thì phải sơn phết lại, tất cả những màu đó đều là những màu gốc đã được nghiên cứu. Dĩ nhiên khi mới sơn thì nó phải mới thôi, nhìn có lạ so với trước đây nhưng chỉ qua một mùa mưa gió sẽ trở lại màu như cũ”, ông Sơn nói.

Tuy nhiên, ông cho hay, với các ý kiến của người dân, du khách về vấn đề màu sắc Chùa Cầu sau trùng tu, thành phố sẽ tiếp tục nghiên cứu trong thời gian từ nay đến khi diễn ra lễ khánh thành (dự kiến ngày 3/8). “Chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu có thể pha lại màu sắc như thế nào cho ít thay đổi nhất. Đánh giá tổng quan thì công trình đã thực hiện đảm bảo đúng hồ sơ giấy phép, đảm bảo nguyên tắc trùng tu. Lần đại trùng tu này đem đến sự vững bền cho di tích. Đó là điều quan trọng nhất, giữ được các yếu tố gốc tối đa nhất”, ông khẳng định.

Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An đã ra thông cáo, khẳng định quan điểm và giải pháp tu bổ xuyên suốt dự án là giữ gìn sự nguyên vẹn của tổng thể hình thức kiến trúc và kết cấu, từng bộ phận, cấu kiện, hiện vật nguyên gốc, có giá trị lịch sử được trân quý, gìn giữ ở mức tối đa có thể.

MỚI - NÓNG
NSND Bành Bắc Hải qua đời
NSND Bành Bắc Hải qua đời
TPO - NSND Bành Bắc Hải qua đời lúc 4h15 sáng 5/4, sau nhiều năm chống chọi với bệnh ung thư. Ông được mệnh danh là "phù thủy âm thanh" trong làng điện ảnh, từng tham gia sản xuất phim "Đừng đốt", "Mùi cỏ cháy"...
Bình luận

Tuấn

Trước cái mới bao giờ cũng có ý kiến trái chiều, nhưng nên ở mức độ tôn trọng những người làm chuyên môn và chịu trách nhiệm về công trình. Còn nhớ chưa xa, khi Hà Nội làm đường Phạm Văn Đồng, phá bỏ hàng cây xà cừ là đương nhiên, khi đó bao người phản đối, lên tiếng nọ kia. Giờ đường Phạm Văn Đồng đẹp thế nào?

Thích (1)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Tuyên dương 500 thiếu nhi tiêu biểu TPHCM

Tuyên dương 500 thiếu nhi tiêu biểu TPHCM

TPO - Lãnh đạo T.Ư Đoàn, Hội đồng Đội T.Ư và Thành Đoàn, Hội đồng Đội TPHCM đã tuyên dương, khen thưởng 500 đại biểu thiếu nhi tiêu biểu được bình chọn, giới thiệu từ hơn 620.000 Cháu ngoan Bác Hồ toàn thành phố.
Hàng nghìn quân nhân trẻ rèn tập chào mừng ngày trọng đại của Trường Sĩ quan Lục quân 1

Hàng nghìn quân nhân trẻ rèn tập chào mừng ngày trọng đại của Trường Sĩ quan Lục quân 1

TPO - Những ngày này, hàng nghìn cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Trường Sĩ quan Lục quân 1 đang tích cực thi đua trên các mặt công tác; đặc biệt là nỗ lực rèn tập duyệt đội ngũ và luyện tập trình diễn màn nghệ thuật hoành tráng tại lễ kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống của nhà trường sẽ diễn ra vào ngày 15/4 tới đây.
Những 'chiến binh' thầm lặng vì cộng đồng ở Bình Dương

Những 'chiến binh' thầm lặng vì cộng đồng ở Bình Dương

TPO - Sau một ngày vật lộn vất vả với công việc chuyên môn, thay vì tìm nơi giải trí hoặc nghỉ ngơi sớm để lấy lại sức thì nhóm bạn trẻ ở Bình Dương đi xe máy quanh đường phố, thầm lặng hỗ trợ người không may gặp nạn, hoặc xe hư hỏng, hết xăng khi đang lưu thông trong đêm. Họ còn phát rau miễn phí cho công nhân, dùng xe hút đinh để người đi đường an toàn.
Những khách mời tham gia sự kiện Vua nem chua được tổ chức ngày 30/3 tại Công viên Tuổi trẻ, thành phố Hòa Bình, với sự tham gia của rất đông học sinh

Tẩy chay hành vi lệch chuẩn, giá trị ảo

TP - Từ sự kiện các KOL (người có sức ảnh hưởng) “truyền thông bẩn” xuất hiện trong một sự kiện mới đây tại Hòa Bình, các chuyên gia cảnh báo, giới trẻ cần tỉnh táo trước những giá trị ảo, trang bị “sức đề kháng” để tẩy chay các hành vi lệch chuẩn đang ngày càng phổ biến trên mạng xã hội.