Xuất khẩu cà phê, gạo ‘trúng đậm’ vì giá cao

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu gạo và cà phê tiếp tục tăng mạnh, lập kỷ lục do hưởng lợi giá bán cao. Còn trong nước, giá các mặt hàng như gạo và thịt lợn dự báo tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết.

Theo Bộ NN&PTNT, trong tháng 10, xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đạt 4,5 tỷ USD. Tính hết 10 tháng, xuất khẩu của Việt Nam ước gần 45 tỷ USD (tăng 14% so với cùng kì năm 2021).

Đáng chú ý, có 8 sản phẩm, nhóm sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu trên 2 tỷ USD gồm: Cà phê đạt 3,3 tỷ USD (tăng hơn 33%); cao su đạt 2,8 tỷ USD (tăng 11%); gạo gần 3 tỷ USD (tăng 7,4%); rau quả gần 2,8 tỷ USD (giảm 6,5%), điều khoảng 2,6 tỷ USD (giảm gần 16%), tôm 3,8 tỷ USD (hơn 20%), cá tra trên 2,1 tỷ USD (tăng 76,5%), gỗ và sản phẩm gỗ đạt 13,5 tỷ USD (tăng hơn 11,4%).

Trong 8 nhóm mặt hàng trên, trong những tháng cuối năm xuất khẩu gạo và cà phê được đánh giá là ngành hàng có khả năng tiếp tục tăng mạnh và hưởng lợi về giá bán cao. Trong đó, ngành gạo dự kiến xuất khẩu cao hơn 100.000 - 200.000 tấn so với năm 2021 và sẽ vượt kế hoạch đạt khoảng 3,2-3,3 tỷ USD.

Xuất khẩu cà phê, gạo ‘trúng đậm’ vì giá cao ảnh 1

Xuất khẩu gạo dự báo tăng mạnh vừa nguồn cung khan hiếm, và giá bán cao

Với cà phê, trong những tháng cuối năm giá bán dự kiến sẽ tiếp tục đi lên vì đến tháng 11-12, các địa phương mới có thể thu hoạch cà phê niên vụ 2022-2023. Cả năm nay, ngành cà phê vẫn có thể thiết lập được mốc kỷ lục 4 tỷ USD.

Đối với giá cả các mặt hàng trong nước, Bộ NN&PTNT cho hay, trong 10 tháng, giá lúa gạo tại miền Bắc có xu hướng tăng, trong khi miền Nam giảm so với cùng kỳ 2021 và giữ ổn định trong nửa đầu tháng 10. Trong khi đó, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng tăng, giảm đan xen.

Cụ thể, giá thịt lợn mặc dù vẫn ở mức cao so với trước khi xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, có thời điểm tăng mạnh lên 75.000 đồng/kg, nhưng hiện đã giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Giá lợn hơi dao động trong khoảng 56.000 - 63.000 đồng/kg trong tháng 9 (giảm 5.000 - 8.000 đồng/kg so với tháng 8), nhưng nửa đầu tháng 10 biến động theo xu hướng tăng ở nhiều nơi (tăng khoảng 1.000 - 4.000/kg). Giá các sản phẩm gia cầm có xu hướng giảm do nguồn cung dồi dào trong khi nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này tại các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học... vẫn còn khá yếu.

Bộ NN&PTNT dự báo, từ nay tới cuối năm, nếu tiếp tục duy trì và đảm bảo sản xuất trồng trọt và chăn nuôi, về cơ bản thị trường sẽ ổn định, cân đối cung cầu đảm bảo không bị thiếu hụt thực phẩm. Tuy nhiên, giá cả một số mặt hàng như gạo và thịt lợn có thể tăng nhẹ do nhu cầu các dịp lễ Tết cuối năm. Mức độ tăng giá phụ thuộc vào mức độ bùng phát dịch bệnh và nguồn cung từ việc nhập khẩu.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.