Xuất hiện nhiều tỷ phú 'trăm tỷ' ở Quảng Nam

Xuất hiện nhiều tỷ phú 'trăm tỷ' ở Quảng Nam
“Hiện huyện có khoảng trên 50 hộ đồng bào dân tộc miền núi có tài sản từ 20 tỷ cho đến trên 500 tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh”, ông Hồ Quang Bửu – Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tiết lộ trong buổi làm việc với Liên minh hợp tác xã Việt Nam.

Tại buổi làm việc, ông Hồ Quang Bửu cho biết “hiện sâm Ngọc Linh tươi giá dao động khoảng 80-250 triệu đồng/kg tùy loại”.

Thậm chí, có những người sưu tầm sâm sẵn sàng trả giá cao hơn nhiều lần cho những củ sâm Ngọc Linh lớn. Theo ông Bửu, “1 ha trồng sâm sau 5 năm có thể cho thu từ 70 - 75 tỷ đồng”.

Xuất hiện nhiều tỷ phú 'trăm tỷ' ở Quảng Nam ảnh 1 Huyện Nam Trà My có khoảng trên 50 hộ đồng bào dân tộc miền núi có tài sản từ 20 tỷ cho đến trên 500 tỷ nhờ trồng sâm Ngọc Linh
Đáng chú ý, sâm Ngọc Linh lại được trồng trong rừng nguyên sinh và đa số do đồng bàn dân tộc miền núi đặt trồng.

Nhiều hộ đồng bào dân tộc tiểu số đổi đời, có tài sản từ 20 đến 500 tỷ đồng nhờ trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng Nam Trà My.

Tuy nhiên, lợi nhuận kể trên mới chỉ đến từ trồng sâm củ. Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho rằng nếu các doanh nghiệp nhảy vào chế biến ra các sản phẩm như: mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng,... từ sâm thì giá trị còn cao hơn rất nhiều.

Theo tìm hiểu, sâm Ngọc Linh là 1 trong 5 loại sâm tốt nhất thế giới (sâm Mỹ, sâm Nga, sâm Canada, sâm Hàn Quốc và sâm Ngọc Linh). Tất cả các nước này đều có nền công nghiệp về sâm rất phát triển trừ Việt Nam.

Ông Bửu cho hay, một năm thị trường tiêu thụ tới 2.000 tỷ đồng vừa sâm củ và vừa sản phẩm sâm. Tuy nhiên, hiện nay sản xuất của ta còn chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Xuất hiện nhiều tỷ phú 'trăm tỷ' ở Quảng Nam ảnh 2 1 ha trồng sâm Ngọc Linh có thể cho thu từ 70 đến 75 tỷ đồng sau 5 năm
Ông Bửu cho biết đến nay Nam Trà My đã quy hoạch 15.000 ha trồng sâm, có những cơ chế chính sách cụ thể cho doanh nghiệp và người dân phát triển cây sâm. Tính trên địa bàn Quảng Nam có 6 doanh nghiệp đầu tư vào trồng sâm, 1 tập đoàn vào đăng ký trồng sâm. Bên cạnh đó, có trên 1.200 hộ và diện tích trồng sâm khoảng 2.300 ha. Ông Bửu cho rằng ngoài lợi ích kinh tế thì việc trồng sâm Ngọc Linh còn góp phần to lớn vào bảo vệ rừng vì cây sâm sống ở dưới tán rừng, có rừng thì mới có sâm. Người dân khi trồng sâm không bao giờ phá rừng, họ sẽ bảo vệ rừng để bảo vệ sâm. Ông Hồ Quang Bửu cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp – Phát triển nông thôn làm một dự án tương đối cụ thể về di thực sâm. Theo ông, đất nước chúng ta có 122 huyện trên 28 tỉnh có thể trồng sâm được, mà trồng sâm lại bảo vệ được rừng. “Thế nên, nếu trồng trên 122 huyện tạo ra khối lượng lớn thì hàng hóa mới cạnh tranh với nước ngoài. Còn nếu chỉ Nam Trà My trồng thì cũng chỉ đủ dùng để tẩm bổ một số người”, chủ tịch UBND huyện Nam Trà My nói.
Theo Theo Vietnamfinace
MỚI - NÓNG