Chất vấn Bộ trưởng TN&MT và Bộ trưởng Công Thương:

Xử nghiêm vi phạm về khoáng sản, xả thải

0:00 / 0:00
0:00
TP - Sáng 4/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn đầu tiên với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Đặng Quốc Khánh. Vấn đề quản lý, khai thác khoáng sản và thực trạng ô nhiễm của các “dòng sông chết” nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu.

“Sai phạm nối tiếp sai phạm” thì chuyển cơ quan điều tra

Nêu chất vấn, đại biểu Lý Văn Huấn (đoàn Thái Nguyên) nói, thanh tra, kiểm tra là một trong những giải pháp nhằm giảm thiểu, hạn chế tình trạng khai thác tài nguyên trái phép cũng như gây ô nhiễm môi trường. Vậy qua thanh tra, kiểm tra, Bộ TN&MT kiến nghị xử lý vi phạm như thế nào, đặc biệt là những vụ việc có dấu hiệu tội phạm?

“Theo trả lời của bộ trưởng, liên quan đến “dòng sông chết” là do xả thải, đi qua nhiều tỉnh và mức độ xả thải lớn. Chính vì đi qua nhiều tỉnh cho nên Điều 8, Luật Bảo vệ môi trường mới giao cho Bộ TN&MT chủ trì, từ việc đánh giá nguồn xả thải, đến việc xử lý môi trường. Vậy, trách nhiệm của bộ trong việc tổ chức thực hiện luật như thế nào?”.

Xử nghiêm vi phạm về khoáng sản, xả thải ảnh 1

Đại biểu Nguyễn Hữu ToànẢnh: Như Ý

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Bộ TN&MT và Bộ Công an, cùng các địa phương đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản. Trong 5 năm qua, bộ đã có 12 cuộc thanh tra, 40 cuộc kiểm tra chấp hành về khoáng sản, với tổng số hơn 900 lượt giấy phép và phát hiện hơn 258 tổ chức, cá nhân vi phạm; đồng thời ban hành 258 quyết định xử lý vi phạm hành chính với tổng số tiền 30 tỷ đồng. Qua kiểm tra, thanh tra thấy rằng, các chủ dự án về mỏ đã khai thác vượt quá công suất cho phép; khai thác ra ngoài ranh giới, nhưng không đảm bảo yêu cầu về môi trường.

“Bộ luôn có quan điểm xử lý nghiêm các sai phạm. Những sai phạm có tính liên tục, tức là sai phạm nối tiếp sai phạm, sau khi xử phạt hành chính mà tiếp tục sai phạm nữa thì chuyển sang cơ quan điều tra xử lý nghiêm”, ông Khánh quả quyết. Bộ trưởng cũng cho rằng, việc khai thác khoáng sản, nhất là vật liệu xây dựng thì ô tô chở, trang thiết bị hoạt động mà “bảo không biết thì không phải”. Do vậy, ông đề nghị các địa phương quan tâm, giám sát để phát hiện, xử lý sớm hoạt động khai thác trái phép.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Trần Quang Minh (đoàn Quảng Bình) về đất hiếm, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết, Việt Nam có nguồn tài nguyên khoáng sản với trữ lượng lớn, như bô xít khoảng 5,8 tỷ tấn, titan hơn 600 triệu tấn và đất hiếm tổng cộng khoảng 20,7 triệu tấn. Thủ tướng đã giao Bộ TN&MT một đề án điều tra cơ bản, đánh giá trữ lượng đất hiếm. Chính phủ cũng chỉ đạo tính toán việc chế biến sâu đất hiếm để phục vụ công nghiệp bán dẫn và nghiên cứu xuất khẩu, thu hút đầu tư… Ông Khánh cũng kêu gọi các địa phương có tiềm năng như Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, phải tăng cường quản lý về đất hiếm, tránh việc khai thác, buôn bán trái phép.

Cũng quan tâm đến khoáng sản, đại biểu Ma Thị Thúy (đoàn Tuyên Quang) cho rằng, việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản là một chế định rất quan trọng. “Vậy việc này được thực hiện thế nào trong thời gian qua, định hướng hoàn thiện chế định này trong thời gian tới?”, đại biểu nêu.

Nước thải sinh hoạt hiện nay không phải như nước sinh hoạt của thời cha ông mình trước đây. Nước thải sinh hoạt bây giờ cũng là hóa chất, từ dầu gội đầu, từ nước rửa chén bát, từ nhà cửa dùng các hóa chất trong nước thải sinh hoạt. Cho nên việc này cần thiết phải xử lý nguồn thải và như tôi nói cần phải tạo được dòng chảy để hòa tan”.

Xử nghiêm vi phạm về khoáng sản, xả thải ảnh 2

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh Ảnh: Như Ý

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh

Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói, Bộ TN&MT đang cố gắng thực hiện đấu giá khai thác khoáng sản. Vừa qua, có 837 khu vực đã được đấu giá, thu nguồn lợi lớn cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, theo Nghị định 158, để đảm bảo an ninh quốc gia, an ninh năng lượng, các mỏ khoáng sản như than, uranni, đá vôi, đá sét, được quy hoạch cho các dự án sản xuất xi măng; hay mỏ nước khoáng quy hoạch cho các dự án nghỉ dưỡng, du lịch... thì không đấu giá. Ông Khánh cho hay, căn cứ tình hình thực tế, bộ sẽ quy định cụ thể về điều kiện và tiêu chí đấu giá.

Truy trách nhiệm về những “dòng sông chết”

Quan tâm đến an ninh nguồn nước, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) chất vấn “tư lệnh ngành” TN&MT về giải pháp hồi phục các “dòng sông chết” như thế nào?

Trả lời câu hỏi, Bộ trưởng Khánh nói rằng, Luật Tài nguyên nước có nội dung về phục hồi các “dòng sông chết”. “Hiện nay, các dòng sông như Bắc Hưng Hải, Nhuệ, Đáy, sông Cầu... thực chất là đang ô nhiễm nặng, còn “dòng sông chết” là dòng sông vừa ô nhiễm, vừa không có dòng chảy”, ông Khánh nói. Theo ông, Bộ TN&MT cùng các địa phương “cũng tích cực” nhưng chưa cải tạo được bao nhiêu, vì các khu công nghiệp liên tục xả thải, các đô thị lớn như Hà Nội cũng xả nước thải vào sông Bắc Hưng Hải, sông Đáy.

Ông Khánh cũng thông tin, dự kiến tới đây, khi Luật Quản lý tài nguyên nước (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7, Bộ TN&MT sẽ đề xuất với Thủ tướng thành lập Ủy ban Quản lý lưu vực sông, gắn trách nhiệm chung của các tỉnh, bộ, ngành… "Vừa qua, Bộ TN&MT phối hợp rất tốt với địa phương, Bộ Công an kiểm tra, xử lý nghiêm, đặc biệt là việc cố tình xả thải ra môi trường", ông nói.

“Chúng tôi có tiếp cận với các chuyên gia Israel - quốc gia sa mạc, nhưng họ vẫn có một nền nông nghiệp vượt trội. Khởi đầu họ đưa ra một câu chuyện giáo dục từ trẻ nhỏ là “văn hóa tiết kiệm nước”. Có lẽ đến giờ này, chúng ta cũng phải có một “tuyên ngôn” với bà con nông dân Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước rằng: Chúng ta không phải là một quốc gia dư thừa nước mà sẽ ngày càng khan hiếm hơn. Để từ đó chúng ta tiếp cận một cách vừa ngắn hạn, vừa dài hạn bằng chiến lược tổng thể, để chuyển đổi trạng thái nông nghiệp, từ sử dụng nước không mất phí sẽ tính toán dần, bởi nước đã dần trở nên hữu hạn”.

Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan

Tranh luận về “dòng sông chết”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn (đoàn Lai Châu) “truy” trách nhiệm của Bộ TN&MT khi tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng lên. “Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này cần có thời gian và nguồn lực. Thưa bộ trưởng, Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy đã được thành lập, đến nay là nhiệm kỳ thứ 5 rồi. Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm không giảm. Vậy theo bộ trưởng, cần thêm bao nhiêu thời gian nữa?”, đại biểu chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh nói, thời gian qua, Bộ TN&MT và cơ quan công an đã phối hợp với các địa phương thanh tra, kiểm tra, xử phạt nhiều vi phạm. Tuy nhiên, thực tế các dòng sông đang ngày càng bị ô nhiễm, do nước thải sinh hoạt, cụm công nghiệp làng nghề... Cơ quan chức năng đã kiểm tra, giám sát ở những nơi có hệ thống xử lý nước thải; Bộ cũng đã cùng các địa phương trên các lưu vực sông tăng cường đầu tư hệ thống quan trắc, giám sát, kiểm tra đột xuất và xử lý nghiêm vi phạm…

Bộ trưởng Khánh nhấn mạnh, đã có dự án nạo vét, khơi thông để tạo dòng chảy, xử lý tình trạng này. Nhưng thực tế vẫn cần phải nâng cao trách nhiệm của cộng đồng doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ các dòng sông.

MỚI - NÓNG