Xới tung đất rừng vì Diatomite

Xới tung đất rừng vì Diatomite
TP - Vì đa công dụng, nên Diatomite đang được người dân xã An Xuân (Tuy An, Phú Yên) đua nhau khai thác bán cho đầu nậu.

> Phú Yên: "Xẻ thịt" đồi, núi để khai thác diatomite

Con đường độc đạo qua các thôn Xuân Lộc, Xuân Bình (xã An Xuân) dài hơn 5km, hai bên đường hàng chục ha đất sản xuất, rừng trồng bị cày xới, lật tung, để lại những hầm hố, ao tù loang lổ.

Diatomite là loại khoáng sản được dùng làm chất trợ lọc trong sản xuất bia rượu, nước giải khát. Ngoài ra còn được sử dụng làm phụ gia trong ngành sản xuất sơn, cao su, giấy, xi măng portland, tấm lợp, chất bọc cách điện, xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản...

Tại một khu đất rộng 4 ha thuộc cánh rừng ở thôn Xuân Lộc, hàng chục người đang hì hục đào bới, bên cạnh là chiếc xe múc cỡ lớn KS09. Hàng nghìn bao tải loại 20kg đựng Diatomite cùng hàng chục đống Diatomite ngổn ngang.

Bà Nguyễn Thị Trang, trú thôn Xuân Lộc đang loay hoay băm, bốc Diatomite vào bao tải, cho biết mỗi ngày đào được hơn 50 bao loại 20kg, bán tại chỗ 4.000 đồng/bao, kiếm được khoảng 200.000 đồng. Khu vực này được nhiều người dân thuê lại của một chủ đất trong thôn từ hơn tháng nay, sản phẩm khai thác được chia cho chủ đất một nửa.

Cách đó khoảng 100m có thêm 2 bãi khai thác Diatomite khác rộng khoảng 3ha. Một người dân tên Nguyễn Văn Phân, cho hay ông làm thuê cho một chủ đất với giá 2.500 đồng/bao, mỗi ngày đào được từ 70-90 bao.

Diatomite có 3 loại trắng, đen và đỏ. Loại đỏ có giá đắt nhất khoảng 8.000 đồng/bao, hai loại còn lại giá từ 4.000-6.000 đồng/bao loại 20kg.

Mỗi ngày có từ 2-3 xe tải đến bốc hàng chở về thị trấn Chí Thạnh (huyện Tuy An) và TP Tuy Hòa tiêu thụ. Cũng theo ông Phân, trước đây khu đất này được người dân trồng mía nhưng sau đó phá bỏ để khai thác Diatomite vì cho thu nhập cao.

Bất lực

 Đã nhiều lần phối hợp với các ngành liên quan và địa phương ngăn chặn tình trạng này. Tuy để xử lý triệt để, các ngành chức năng của tỉnh cần phải phối hợp tăng cường kiểm tra, truy quét 

Ông Nguyễn Xuân Khiêm - Trưởng phòng TN&MT Tuy An

Theo ông Lê Văn Nhơn, Phó Chủ tịch UBND xã An Xuân, tình trạng khai thác Diatomite tự phát trái phép diễn ra từ năm 2006. Mặc dù chính quyền địa phương thường xuyên phối hợp với Phòng TN&MT huyện kiểm tra, vận động dân không khai thác Diatomite trái phép, đồng thời đề nghị các ngành chức năng xử lý hiệu quả.

Mới đây, ngành chức năng phát hiện gần 850m3 Diatomite dạng thô chưa kịp đưa đi tiêu thụ.

Tuy nhiên, lượng Diatomite khai thác trái phép tuồn ra khỏi địa bàn khá nhiều, địa phương không thể kiểm soát được vì các đối tượng thường vận chuyển vào ban đêm, rất khó ngăn chặn. Có ngày, lượng Diatomite tuồn ra khỏi địa bàn lên đến hàng chục tấn.

Xã An Xuân (Tuy An, Phú Yên) có nhiều điểm khai thác Diatomite trái phép tự phát, người dân ngang nhiên đào bới đất rừng, tìm kiếm rồi băm nhỏ Diatomite cho vào bao tải chờ đầu nậu đến mua. Cả máy đào công suất lớn cũng được huy động ngang nhiên múc đất tạo ra nhiều hầm hố, thung lũng sâu hàng chục mét, tan hoang cả một góc rừng…

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.