Xoay xở tuyển sinh

Số giảng viên cơ hữu tỷ lệ thuận với lượng thí sinh được tuyển. Ảnh: Hồng Vĩnh
Số giảng viên cơ hữu tỷ lệ thuận với lượng thí sinh được tuyển. Ảnh: Hồng Vĩnh
TP - Năm nay, một trong 2 tiêu chí quan trọng để các trường đề xuất chỉ tiêu tuyển sinh cho trường mình là số sinh viên/giảng viên cơ hữu. Liệu việc này có làm giảm chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, tránh được hiện tượng “đánh trống ghi tên” từng tồn tại?

> Thêm cơ hội chọn ngành học, nơi học

Số giảng viên cơ hữu tỷ lệ thuận với lượng thí sinh được tuyển. Ảnh: Hồng Vĩnh
Số giảng viên cơ hữu tỷ lệ thuận với lượng thí sinh được tuyển.
Ảnh: Hồng Vĩnh.
 

Ông Bùi Thiện Dụ, hiệu trưởng trường ĐHDL Phương Đông cho biết, nếu so với quy định này trường ông sẽ thiếu “một chút”. Ông nói: Hiện chúng tôi có trong tay khoảng 70% GV cơ hữu. Với một số ngành thừa, một số ngành thiếu, nhà trường sẽ tự đảm bảo được 75% GV cơ hữu!

Chỉ tiêu năm 2011 của ĐHDL Phương Đông là 2.460 và kết thúc mùa tuyển sinh, trường này tuyển được 2.526 thí sinh.

Chỉ tiêu năm 2012 của trường vẫn là 2.600 và nhà trường dự báo sẽ tuyển khoảng 2.500 (trong đó có 300 chỉ tiêu CĐ, dừng tuyển hệ trung cấp).

"Chất lượng thầy giáo cần được tính bằng kinh nghiệm số năm giảng dạy. Giáo viên trẻ, không là tiến sĩ, phải qua chục năm kinh nghiệm mới đảm bảo là thầy tốt”.- GS Phạm Phụ.

 

Ở ĐHDL Phương Đông, theo ông Bùi Thiện Dụ, GV trẻ phải là thạc sĩ hoặc đang học thạc sĩ; nếu là sinh viên được giữ lại thì phải hoàn thành bậc học này trong 2 năm. Ông Dụ nhấn mạnh, có bằng thạc sĩ rồi cũng phải thử thách qua giảng dạy 4 tháng vì “gần đây chất lượng thạc sĩ rất ào ạt”!

Trưởng phòng đào tạo trường ĐH Công nghiệp Phạm Văn Bổng cho biết, để tuyển được đủ số lượng như năm trước (khoảng 4.600 chỉ tiêu) trường sẽ lấy hàng trăm GV đang làm ở chế độ hợp đồng vào thành GV cơ hữu là ổn! Số là trường này có khoảng hơn 300 GV đang giảng dạy ở trường theo chế độ hợp đồng thỉnh giảng, nay do quy định về tỷ lệ sinh viên/GV CH của Bộ, số GV này có thể được chính thức thành GV cơ hữu. Cộng thêm số nghiên cứu sinh (NCS) trong nước và ngoài nước sẽ tốt nghiệp năm tới, trường đủ tiêu chí tuyển sinh như năm ngoái.

Ở khu vực công lập, Đại học Thái Nguyên cũng phải điều chỉnh để đảm bảo nghiêm túc chủ trương của Bộ - ông Đặng Kim Vui, GĐ ĐH này cho biết. Năm 2011, ĐH Thái Nguyên tuyển 12.000 (có hơn 1.000 CĐ). Năm 2012, trường giảm chỉ tiêu. ĐH Thái Nguyên từng khuyến cáo các trường đóng những ngành không tuyển đủ thí sinh năm 2011 và mở ngành khác thích hợp hơn hoặc thực hiện đúng quy định tỷ lệ SV/GV CH của Bộ.

Ông Đặng Kim Vui cũng đề xuất, chấp nhận giáo viên thỉnh giảng như trước là hợp lý, không nên bỏ hẳn. Bởi kinh nghiệm của chuyên gia đầu ngành là rất quý báu đối với chủ trương đào tạo gắn liền với thực tế. Chỉ cần ngành GD&ĐT quản lý tốt và yêu cầu các trường, các GV thỉnh giảng có đăng ký, có cam kết, có hồ sơ lý lịch, chứng minh bằng cấp… và phạt nghiêm minh đối với các vi phạm.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.