Xem xét hạ bậc tín nhiệm Việt Nam: Cần đánh giá đầy đủ, chuẩn xác

Bộ Tài chính cho rằng Moody’s cần đánh giá đầy đủ, chuẩn xác để xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam
Bộ Tài chính cho rằng Moody’s cần đánh giá đầy đủ, chuẩn xác để xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam
TPO - Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”) vừa thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia (XHTN) đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện ở mức Ba3). Bộ Tài chính cho rằng Moody’s cần đánh giá đầy đủ, chuẩn xác.

Bộ Tài chính vừa có phản hồi về việc xếp hạng tín nhiệm quốc gia (XHTN) của Việt Nam.

Trước đó, ngày 9/10/2019, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”) thông báo về việc xem xét hạ mức xếp hạng tín nhiệm quốc gia (XHTN) đối với các khoản vay bằng nội tệ và ngoại tệ của Chính phủ Việt Nam (hiện ở mức Ba3).

Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc XHTN bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.

Theo Bộ Tài chính, đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ.

Chính phủ Việt Nam đã thực hiện trách nhiệm của người bảo lãnh trong việc thanh toán, ngay cả khi chưa nhận được yêu cầu chính thức của bên cho vay.

Theo Bộ Tài chính, Moody's cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Bộ Tài chính cho rằng Moody’s chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ mà bỏ qua các nỗ lực Chính phủ Việt Nam đã đạt được trong duy trì bình ổn kinh tế vĩ mô là chưa thực sự thuyết phục.

Và, việc Moody’s đưa ra thông tin báo chí trong khi chưa chắc chắn về quy trình và cơ chế thanh toán các khoản vay được Chính phủ Việt Nam bảo lãnh có thể gây ra sự hiểu lầm không đáng có đối với cộng đồng các nhà đầu tư về khả năng trả nợ của Chính phủ và có thể ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh quốc gia của Việt Nam trên trường quốc tế.

Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính mong Moody’s sớm có nhìn nhận, đánh giá đầy đủ về vấn đề trên và sẵn sàng trao đổi, làm việc và cung cấp thông tin cho Moody’s và các tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác để đảm bảo có thông tin đầy đủ và chuẩn xác.

Tín nhiệm quốc gia là yếu tố chính ảnh hưởng đến xếp hạng của Moody’s với các ngân hàng Việt Nam. Do nó sẽ quyết định đánh giá của Moody’s về khả năng chính phủ hỗ trợ các ngân hàng trong thời kỳ khó khăn. Nếu tín nhiệm quốc gia bị hạ, chính phủ sẽ khó hỗ trợ các nhà băng, từ đó khiến tín nhiệm một số ngân hàng thấp đi.

Moody’s vừa thông báo sẽ xem xét hạ xếp hạng của 17 ngân hàng Việt. Thông báo này được đưa ra chỉ một ngày sau khi hãng cho biết xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam, hiện ở mức Ba3.

Dù vậy, Moody’s nhấn mạnh động thái với các nhà băng không nhằm phản ánh sức khỏe tài chính của các ngân hàng này yếu đi. Nó hoàn toàn chịu ảnh hưởng từ quyết định của Moody’s với tín nhiệm quốc gia của Việt Nam.                       

Moody’s cho biết họ có thể giữ nguyên xếp hạng của 17 nhà băng trên với triển vọng ổn định, nếu tín nhiệm của Việt Nam cũng được giữ ở Ba3 với triển vọng tương tự. Ngược lại, Moody’s sẽ hạ xếp hạng và đánh giá của các nhà băng này nếu tín nhiệm của Việt Nam đi xuống.  

MỚI - NÓNG
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
Ninh Bình có tân Giám đốc Công an
TPO - Chiều 4/11, Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an đã công bố quyết định điều động, bổ nhiệm Đại tá Đinh Việt Dũng, Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa, Bộ Công an làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình, kể từ ngày 6/11.