Xem xét đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá

Xem xét đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá
TP - Trao đổi với Tiền Phong, Vụ trưởng Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), ông Trần Duy Đông cho hay, câu chuyện giá thịt lợn thế nào thời gian tới vẫn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung đưa ra thị trường. Với bất cứ mặt hàng nào, nếu nguồn cung ít, thiếu, sẽ rất khó để giá giảm. 

Cùng với đẩy mạnh tái đàn, việc có các quy hoạch, bước đệm chuyển chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung để tăng năng suất, xây dựng lò mổ công nghiệp hiện đại để thay thế các lò mổ thủ công; hình thành sàn giao dịch, giảm bớt các tầng nấc trung gian sẽ là những giải pháp giúp hạn chế được giá thịt lợn tăng cao bất thường.

Theo đại diện Vụ Thị trường trong nước, Bộ NN&PTNT cũng đã có cuộc họp với Bộ Công Thương, Tổng cục Thống kê và các đơn vị đều thống nhất cần có biện pháp mạnh trong việc giảm giá thịt lợn. Nếu đưa thịt lợn vào diện bình ổn giá theo quy định tại Luật Giá 2012, khi DN tăng giá bán 5% cũng phải báo cáo và kê khai với cơ quan quản lý. Việc tăng giá vô lý từ đó sẽ không còn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.