Xem cách làm cốm Tú Lệ của đồng bào Thái
TPO - Cốm Tú Lệ là đặc sản của đồng bào Thái ở xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Nguyên liệu mà người dân Tú Lệ dùng làm cốm là giống gạo nếp Tan Lả, hạt to tròn, trắng trong. Hạt cốm Tú Lệ thơm, dẻo, mang một màu xanh đậm đặc trưng mà không thể lẫn với loại cốm nào khác.
|
Các bông lúa được tuyển chọn kỹ càng, khi lúa khum ngọn, còn nguyên hương sữa thì cũng là lúc người dân Tú Lệ gặt đem về để làm cốm. |
|
Bếp lò để rang thóc được đắp bằng xỉ than. Bà con nơi đây không đốt than mà dùng củi. Chảo rang bằng gang đúc, nhờ thế mà từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. |
|
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, bà con người dân tộc Thái dành nhiều thời gian, công sức, kỹ thuật để có thể tạo ra những mẻ cốm thơm, dẻo. |
|
Nguyên liệu mà người dân Tú Lệ dùng làm cốm là giống gạo nếp Tan Lả, hạt to tròn, trắng trong |
|
Người dân hái những bông lúa còn đẫm sương đêm, mang về tuốt, sau đó rang ngay, nếu để cách ngày mới rang thì hạt cốm không còn xanh ngon nữa. |
|
Trung bình khoảng 10 lần giã mới hoàn tất mẻ cốm. |
|
Cốm Tú Lệ từ lâu đã trở thành một món quà độc đáo được nhiều thực khách xa gần ưa chuộng, trở thành món quà quê tinh tuý để mọi người gửi biếu bạn bè, người thân. |
|
Cốm được đóng gói, hút chân không bảo quản cẩn thận cho các chuyến đi xa. |
|
Trung bình mỗi ngày, các gia đình ở bản Nà Lóng làm được khoảng 20kg cốm với giá bán 100.000 đồng/kg. |
|
Đây là một nguồn thu nhập chính trong vụ mùa, giúp cuộc sống của người dân nơi đây được cải thiện hơn. |
|
Cốm Tú Lệ cùng với ruộng lúa chín vàng bậc thang... đã trở thành biểu tượng văn hóa Yên Bái, làm nên thương hiệu đặc sắc của mảnh đất vùng cao này. |
Nguyễn Trọng Tài