Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc

Không khí lễ hội chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
Không khí lễ hội chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức
TPO - Ngày 16/2, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức Khai mạc Lễ hội Xuân Tam Chúc - Chào mừng Đại lễ Vesak 2019 tại Chùa Tam Chúc (Kim Bảng, Hà Nam). Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đã đánh trống khai hội chùa Tam Chúc, mở đầu cho chuỗi sự kiện hướng tới Đại lễ Vesak 2019.

Dự lễ hội, có Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình; ông Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; đại biểu, các ban, bộ ngành, đoàn thể Trung ương, các tỉnh, thành phố…. và hàng nghìn tín đồ Phật giáo, du khách thập phương. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 1 Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đánh trống khai hội. Ảnh: Minh Đức

Phát biểu khai mạc lễ hội, Hoà thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì Chùa Tam Chúc cho biết: Chùa Tam Chúc nằm trên địa bàn thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đây là quần thể du lịch văn hoá tâm linh nổi tiếng 4 tỉnh là Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình và Hoà Bình.

Căn cứ vào một số di vật được tìm thấy dưới lòng hồ Tam Chúc như cột nêm, chân đá tảng, hình hoa sen và các câu chuyện dân gian vẫn được lưu truyền tại địa phương, hơn 1.000 năm trước nơi đây là vùng đất Phật linh thiêng, lễ hội Chùa Tam Chúc được diễn ra hằng năm vào dịp đầu xuân để nhân dân cầu nguyện quốc thái, dân an, mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 2 Hàng vạn tín đồ Phật giáo và du khách đổ về chùa Tam Chúc ngày khai hội.

Trải qua thời gian Chùa Tam Chúc đã bị hư hỏng chỉ còn lại một số di vật nên từ đó nhân dân địa phương không duy trì được lễ hội xuân hằng năm như trước đây. Được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, các bộ, ban, ngành Trung ương, tỉnh Hà Nam triển khai dự án khu du lịch quốc gia Tam Chúc, trong đó có trọng tâm là khôi phục các giá tị di sản mảnh đất tam chúc, điểm hình là xây dựng chùa Tam Chúc và khu du lịch tâm linh. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 3 Lễ rước nước, một trong những nghi thức tại lễ hội chùa Tam Chúc. Ảnh: Minh Đức

“Lễ hội là sự kiện mở đầu cho Đại lễ Vesak sẽ diễn ra từ ngày 12-14/5/2019 tại Chùa Tam Chúc. Khôi phục lễ hội Chùa Tam Chúc vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm là niềm mong muốn của nhân dân và tín đồ địa phương, đồng thời cũng là để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, góp phần giới thiệu quảng bá hình ảnh và giá trị văn hoá quê hương tạo điều kiện để nhân dân phật tử trong cả nước đến khu vực tâm linh Chùa Tam Chúc, một kiệt tác về kiến trúc Phật giáo của đất nước Việt Nam”, hoà thượng Thích Thanh Nhiễu nói. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 4  

Ông Nguyễn Xuân Đông - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam nhấn mạnh, theo các dấu tích còn lưu lại tại địa phương chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh gắn liền với truyền thuyết Tiền Lục Nhạc, Hậu Thất Tinh và là một trong những danh lam cổ tự tiêu biểu của tỉnh Hà Nam.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 5 Chùa Ngọc tại quần thể chùa Tam Chúc. Ảnh: M.Đ

Khu du lịch trọng điểm quốc gia Tam Chúc với quần thể văn hoá tâm linh đã được tập trung xây dựng. Đây là ngôi chùa đặc biệt độc đáo có không gian kiến trúc hoà quyện với cảnh quan hùng vĩ. Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều thợ thủ công lành nghề trong và ngoài nước, với nhiều kỉ lục về quy mô kiến trúc, nghệ thuật chế tác. 

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh trống khai hội chùa Tam Chúc ảnh 6 Dù chưa hoàn thiện xong dòng người nườm nượp tại chùa Tam Chúc. Ảnh: M.Đ

Chùa Tam Chúc thực sự là một điểm đến hấp dẫn trong hành trình kết nối di sản văn hoá tâm linh. “Lễ khai hội có ý nghĩa cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, là sự kiện khởi đầu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hướng tới Đại lễ Vesak 2019 – một sự kiện văn hoá, tôn giáo quốc tế quan trọng, qua đó giới thiệu hình ảnh Việt Nam và tỉnh Hà Nam với bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế và đóng góp của Phật giáo Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển, ông Đông nói.

MỚI - NÓNG