Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín

Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín
TPO - Trong hai ngày cao điểm diễn ra lễ rằm (14, 15 âm lịch), hàng vạn người đổ về chùa Bà Thiên Hậu (Bình Dương) để dâng hương. Không chỉ vậy, nhiều người tranh nhau bốc tro mang về nhà, xoa tay vào lư hương để cầu bình an, tài lộc. Tuy nhiên, theo Ban trị sự chùa Bà thì hành động trên là mê tín.

Ghi nhận của PV Tiền Phong, tại chùa Bà Thiên Hậu thuộc phường Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương trong 2 ngày 14 và 15 âm lịch, nơi đây đón hàng vạn khách đến chùa lễ rằm. Tại đây, dù được bố trí điểm phát nhang miễn phí nhưng nhiều người vẫn mang theo rất nhiều nhang vào chùa.

Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín ảnh 1 Hàng vạn người đến chùa Bà Thiên Hậu ở Bình Dương

Để tránh cháy nổ xảy ra, Ban tổ chức Lễ hội Rằm tháng Giêng đã bố trí lực lượng hướng dẫn người dân hạn chế sử dụng nhiều nhang và không được đốt vàng mã trong chùa. Tại chùa Bà Thiên Hậu, cảnh chen lấn, tranh nhau bốc tro mang về nhà. Một số người lấy tro bỏ vào tờ tiền mang về. Trong khi đó, rất nhiều người cố gắng sờ tay vào lư hương rồi vuốt lên cơ thể mình. Theo những người có hành động trên, họ làm như vậy là muốn xin phúc, thỉnh lộc ở nơi chùa miếu.

Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín ảnh 2 Cảnh chen lấn diễn ra trong 2 ngày lễ rằm ở chùa Bà Thiên Hậu

Trả lời PV Tiền Phong về hành động người đến chùa mang tro về nhà, ông Trần Vĩnh An - Phó Thường trực Ban Trị sự Chùa Bà khẳng định đó là hành vi thể hiện sự mê tín. “Việc người dân đến chùa dịp lễ rằm mang tro về nhà, đặt tay lên lư hương rồi xoa lên người là mê tín. Hành động đó thể hiện sự cuồng tín, Phật không dạy làm như thế”, ông An nói.

Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín ảnh 3
Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín ảnh 4 Người dân bốc tro về mang về nhà
Trong khi đó, nói về việc cúng sao giải hạn, Thượng tọa Thích Nhật Từ - Phó Trưởng ban Phật giáo Quốc tế - Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, tục cúng sao có nguồn gốc từ Đạo giáo của Trung Quốc, ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tôn giáo của nước này từ hàng nghìn năm nay. Với Đạo Phật thì việc cúng sao được xếp vào nhóm mê tín, tà kiến.
Người dân tranh nhau bốc tro mang về nhà là mê tín ảnh 5 Nhiều người mang thực phẩm đặt gần lư hương để cầu nguyện

Mê tín là vì không hiểu rõ nhân quả, tà kiến là nhận thức sai dẫn đến hành động sai. Trong kinh Phật, Đức Phật còn khẳng định rằng bất kỳ ai làm nghề cúng sao, bói toán, đoán hưng suy, vận hạn… đều thuộc về nghề phi pháp theo đạo đức Phật giáo.

Về bản chất, tục cúng sao là cái nhìn về vũ trụ rất thiển cận, khi cho rằng vũ trụ này có 28 chòm sao. Còn kinh Phật thì cho rằng vũ trụ này có vô số hành tinh, trong đó nhiều hành tinh có sự sống của con người. Do đó, không có thần sao chiếu mệnh, không có vận hạn tốt xấu. Nhiều người đến chùa cúng sao trong dịp lễ rằm là mê tín.

MỚI - NÓNG