ĐBQH: 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không thu hồi được

Đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa
Đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa
TPO - "Trong việc xử lý các vụ việc tham nhũng, các cơ quan cần kịp thời áp dụng biện pháp cưỡng chế như kê biên, phong toả tài sản ngay từ đầu", đại biểu Quốc hội Mai Thị Phương Hoa nêu ý kiến tại phiên thảo luận của Quốc hội vào chiều 6/11.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Lâm Đồng) cho rằng, thu hồi tài sản tham nhũng là vấn đề trọng tâm trong chủ trương, mục tiêu chính trong đấu tranh phòng chống tội phạm, là chính sách hình sự quan trọng được thể hiện rõ nét trong Bộ Luật hình sự. Tuy nhiên theo đại biểu, báo cáo của Chính phủ gần như không phản ánh vấn đề này, hoặc chỉ có một dòng nhạt nhoà “thu hồi có tích cực nhưng tỷ lệ còn thấp”.

Theo ông Hiển, báo cáo của Chính phủ đưa ra số liệu án tham nhũng gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng, và 77.000 m3 đất, thu hồi hơn 300 tỷ đồng và 3.700m3 đất. Như vậy, tỷ lệ thu hồi về tiền đạt 22%, đất 4,8%.

Ông Hiển cho biết, theo dõi một số vụ án lớn thì số tiền thu về cho ngân sách quốc gia còn thất vọng hơn nhiều. Trong vụ "Cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại tập đoàn Vinashin", theo quyết định thi hành án, Phạm Thanh Bình và Trần Văn Liêm phải bồi thường thiệt hại cho công ty Vinashin 989,2 tỷ đồng và tiền lãi chậm trả thi hành án. Tuy nhiên, đến 7/2017 vẫn chưa thi hành được khoản nào.

Trong vụ Vinalines, Dương Chí Dũng phải bồi thường cho công ty Hàng hải Việt Nam số tiền 110 tỷ đồng và lãi trả chậm. Nhưng đến nay mới thi hành được hơn 21 tỷ đồng (theo báo chí). Tổng kết 10 năm thi hành luật Phòng chống tham nhũng thì hơn 92% số tiền tham nhũng bị tẩu tán, không kiểm soát và thu hồi được.

"Với những số liệu nêu trên cho thấy việc thu hồi tài sản là quá nhỏ so với thiệt hại lớn mà tội phạm tham nhũng gây ra cho ngân khố quốc gia. Theo tôi các cơ quan cần coi thu hồi tài sản tốt là chính sách quan trọng ưu tiên hàng dầu trong điều tra truy tốt xét xử thi hành án", ông Hiển nói.

Còn theo đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định), cho dù cơ quan điều tra có làm tốt đến đâu, toà án có tuyên nhiều vụ án tham nhũng mà không thu hồi được tài sản thì cũng chưa hiệu quả.

Theo nữ đại biểu Quốc hội tỉnh Nam Định, nguyên nhân là do đa số tội phạm tham nhũng là tội phạm ẩn, người phạm tội thường là người có vị trí, có trí thức nên che giấu rất tinh vi, tẩu tán tài sản, tiêu xài hoang phí... Trong quá trình tiến hành tố tụng, một số cơ quan chưa quyết liệt áp dụng các biện pháp tạm thời như kê biên, cấm chuyển dịch tài sản. Một số biện pháp phòng ngừa cũng chưa hiệu quả, việc kê khai tài sản chỉ mang tính hình thức.

Đại biểu Hoa đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về phòng chống tham nhũng, mở rộng diện đối tượng phải kê khai tài sản. Việc kê khai phải thực chất hơn, quy định cơ quan có thẩm quyền xác minh. Khi xác minh đó là tài sản tham nhũng thì phải kiên quyết thu hồi.

"Trong việc xử lý các vụ việc tham nhũng, các cơ quan cần kịp thời áp dụng biện pháp cưỡng chế như kê biên, phong toả tài sản ngay từ đầu", bà Hoa nói và nhấn mạnh, thu hồi tài sản là “thước đo” phòng chống tham nhũng.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.