Sáng 12/7, trong phiên thảo luận tại nghị trường kỳ họp thứ 15 HĐND TPHCM khóa IX, nhiều đại biểu đặt vấn đề về nạn tín dụng đen, xâm hại trẻ em và ma tuý với công an TPHCM.
“Chính quyền địa phương cần đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho các em. Trẻ em là tương lai đất nước, nếu không được bảo vệ các cháu sẽ bị ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý, thể chất, làm thay đổi các cuộc sống sau này”, bà Nhung nói.
Đại biểu Tăng Hữu Phong nói tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội ở TPHCM rất đáng lo ngại trong thời gian qua nhưng báo cáo của UBND TPHCM rất ngắn, tính cả nội dung đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy và an toàn giao thông thì chỉ vỏn vẹn 44 dòng.
“Tình hình tội phạm, đặc biệt là ma túy đang rất đáng lo ngại. Nhiều vụ án bắt đối tượng đưa về trụ sở công an xét nghiệm, xe chở không hết, phải đi 2-3 chuyến. Số vụ mua bán ma túy ngày càng tăng”, ông Phong nêu.
Đại biểu này cũng chỉ ra nạn tín dụng đen do các đối tượng từ các tỉnh phía Bắc vào gây án, tuy đã bớt gay gắt so với giai đoạn đầu nhưng hầu như ngày nào cũng xảy ra tình trạng đòi nợ kiểu "xã hội đen", tạt chất bẩn, đánh đập, thậm chí gây án mạng, khiến người dân bức xúc, bất an và có nguy cơ tạo điểm nóng.
“Cần có báo cáo cụ thể. Liệu TPHCM có kéo giảm được không? Chuyện này ảnh hưởng trực tiếp đến người dân và nỗ lực xây dụng “Thành phố văn minh, hiện đại, nghĩa tình”", ông Phong nêu.
Về tình hình an ninh trật tự, Giám đốc công an TPHCM thông tin, trong 6 tháng đầu năm 2019, lực lượng công an đã kéo giảm được 4,6% các vụ phạm pháp hình sự, án giết người giảm 17%, án cướp tài sản giảm 22%.
Trung tướng Lê Đông Phong cũng khẳng định Công an TP.HCM đã có kế hoạch chuyên đề về chống tín dụng đen. "Công an TPHCM đã phân công cụ thể trách nhiệm cho các lực lượng và hướng dẫn cụ thể trong việc thu thập các yếu tố định tội, định khung để xử lý hình sự. Lực lượng công an thu thập tất cả các dấu hiệu liên quan đến hoạt động tín dụng đen bao gồm cả thông tin trên các tờ rơi dán ngoài đường để nắm tình hình và có biện pháp ngăn chặn.
Bên cạnh đó, công an TPHCM đã kiến nghị với Bộ Công an và Chính phủ về một số hoạt động của các công ty đòi nợ thuê, đồng thời đề nghị thành phố nghiên cứu các hình thức tín dụng cho người nghèo để họ tiếp cận tốt hơn.
Việc thu hút người nhập cư đến TPHCM góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế nhưng đồng thời cũng gây rất nhiều áp lực (về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, tội phạm từ các tỉnh ẩn náu và thực hiện hành vi phạm tội…)
“Như chương trình vận động toàn dân không xả rác. TPHCM cần khảo sát xem đối tượng, khu vực nào xả rác nhiều nhất. Đã đến lúc nghĩ đến việc ăn cây nào phải rào cây nấy. Thực tế, có một bộ phận người nhập cư không tuân thủ các quy định của thành phố. Có biện pháp nào mạnh mẽ hơn không? TPHCM có thể yêu cầu họ trở về nơi cư trú cũ vì “Anh ơi đô thành ở đây em sống không quen”, đại biểu Xuân ví von.