Gia Lai:

Vụ phá rừng trồng keo lai: Hỏa tốc chỉ đạo xác minh

Nhiều lóng gỗ nằm rải rác tại cánh rừng thuộc xã Lơ Ku không có dấu vết kiểm tra của ngành chức năng
Nhiều lóng gỗ nằm rải rác tại cánh rừng thuộc xã Lơ Ku không có dấu vết kiểm tra của ngành chức năng
TPO - Sau bài viết “Trồng keo lai hay phá rừng ?” của báo Tiền Phong, UBND tỉnh Gia Lai đã gửi công văn hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai kiểm tra, xác minh vụ việc này. 

Ngày 27/8, Chánh văn phòng UBND tỉnh Gia Lai Ngô Ngọc Sinh cho biết: ngay sau khi báo Tiền Phong đăng bài “Trồng keo lai hay phá rừng?”, sự việc xảy ra ở Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Lơ Ku (xã Lơ Ku, huyện Kbang, Gia Lai), UBND tỉnh đã có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan kiểm tra, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 31/8/2018.

Theo đó, UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND huyện Kbang chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra, xác minh thực tế. Đồng thời, yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai thực hiện.

Trước đó, tại xã Lơ Ku xảy ra một vụ phá rừng qui mô lớn, phóng viên Tiền Phong đến hiện trường đã chứng kiến cảnh hàng chục ha rừng tự nhiên bị cắt hạ, cây to thì cắt khúc lấy gỗ, cây nhỏ thì đốt cháy.

Tại sườn núi thứ nhất có hàng trăm thân gỗ đường kính từ 10 đến 40cm nằm ngổn ngang đã bị đốt cháy.

Ở chân núi thứ 2, phóng viên phát hiện có nhiều lóng gỗ đã được xẻ vuông vắn, không có dấu vết kiểm tra của ngành chức năng. Trên thân gỗ còn ghi số điện thoại của chủ gỗ. Hàng chục ha rừng bị tàn phá vừa được trồng thay thế bằng keo lai.

Trao đổi với phóng viên, ông Trương Nhật Linh – Phó Chủ tịch UBND xã Lơ Ku cho rằng trong thời gian gần đây không phá hiện vụ lấn chiếm đất rừng nào. Chỉ có một số đồng bào người Ba Na phá để trồng lúa, nhưng diện tích nhỏ. Mới đây cũng có một đoàn kiểm tra, tuy nhiên không phát hiện vụ phá rừng nào lớn.

Được biết, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Ngân Sơn tiến hành “dọn dẹp thực bì và trồng keo lai để tái tạo rừng”.

Nhìn những hành ảnh mà PV cung cấp, giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Lơ Ku Trần Văn Trị xác nhận đây là cây gỗ tự nhiên. Theo ông Trị, trong hợp đồng với Công ty TNHH MTV Ngân Sơn, Công ty lâm nghiệp Lơ Ku đã yêu cầu đơn vị này giữ lại cây rừng tự nhiên, không được đốn hạ. Việc này có lỗi của Công ty lâm nghiệp Lơ Ku khi chưa tiến hành giám sát thường xuyên. Việc đốn hạ cây gỗ tự nhiên của Công ty TNHH MTV Ngân Sơn là trái với hợp đồng đã ký kết.

Theo văn bản số 7919/BNN-TCLN của Bộ NN&PTNT ngày 21/9/2017, về việc tăng cường công tác bảo vệ rừng, ngăn chặn phá rừng tự nhiên để trồng rừng thì “Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt, đề nghị các địa phương tạm dừng triển khai các dự án cải tạo rừng để trồng rừng. Đồng thời, ưu tiên các biện pháp khoanh nuôi, phục hồi rừng, nhằm đảm bảo duy trì và phát triển diện tích rừng tự nhiên hiện có”.

Một số hình ảnh về vụ phá rừng tại tại xã Lơ Ku:

Vị trí rừng bị phá cách trụ sở UBND xã Lơ Ku khoảng 4kmVị trí rừng bị phá cách trụ sở UBND xã Lơ Ku khoảng 4km
 
Bên cạnh cánh rừng tự nhiên xanh ngắt là vạt rừng bị phá với ngổn ngang thân gỗ bị cắt hạ, đốt cháyBên cạnh cánh rừng tự nhiên xanh ngắt là vạt rừng bị phá với ngổn ngang thân gỗ bị cắt hạ, đốt cháy
 
Một vị trí khác có diện tích khoảng 1000m2 với hàng trăm cây gỗ lớn nhỏ bị cắt hạMột vị trí khác có diện tích khoảng 1000m2 với hàng trăm cây gỗ lớn nhỏ bị cắt hạ
 
Những cây gỗ lớn bị bức tử, thay vào bằng cây keo laiNhững cây gỗ tự nhiên bị bức tử, thay vào bằng cây keo lai
Những cây gỗ tự nhiên bị đốt cháy đen xìCây rừng tự nhiên bị đốt cháy đen xì
 
Thân gỗ một người ôm bị cắt hạ vẫn còn tươiThân gỗ một người ôm bị cắt hạ vẫn còn tươi
 
Thân gỗ lớn bị cắt hạ, xẻ hộp vuông vắnThân gỗ lớn bị cắt hạ, xẻ hộp vuông vắn
MỚI - NÓNG