Vụ lộ kế hoạch chiến tranh tuyệt mật: Mọi ánh mắt dồn vào Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tâm điểm chú ý của vụ tiết lộ tài liệu chiến tranh tuyệt mật đang chuyển sang Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth, khi nhiều người chất vấn rằng vì sao những thông tin cực kỳ nhạy cảm như vậy lại không được xếp vào loại thông tin mật.
Vụ lộ kế hoạch chiến tranh tuyệt mật: Mọi ánh mắt dồn vào Bộ trưởng Quốc phòng Hegseth ảnh 1

Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth. (Ảnh: AP)

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang nỗ lực kiểm soát hậu quả sau khi Tổng biên tập Jeffrey Goldberg của báo The Atlantic tiết lộ ông đã được thêm vào một nhóm chat trên ứng dụng Signal, trong đó các cố vấn an ninh quốc gia cấp cao nhất của chính quyền đã chia sẻ và bàn bạc về kế hoạch tấn công lực lượng Houthi ở Yemen.

Ông Goldberg cho biết, Bộ trưởng Hegseth đã gửi các kế hoạch tác chiến vào nhóm chat này ngay trước khi Mỹ triển khai đợt tấn công đầu tiên vào ngày 15/3, và ông đã đọc những tài liệu đó bằng điện thoại, khi đang ở bãi đậu xe của siêu thị.

Tuy nhiên, ngày 25/3, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố không có thông tin mật nào được chia sẻ trong cuộc trò chuyện này.

Ngày 25/3, Tổng thống Trump Trump ám chỉ rằng một người làm việc cho Cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz đã thêm nhà báo của The Atlantic vào nhóm chat bí mật.

"Chúng tôi tin rằng đó là người được phép, một người liên quan đến Mike Waltz, làm việc với Mike Waltz ở cấp thấp hơn, tôi đoán là người đó có số của (nhà báo) Goldberg", ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Newsmax.

“Không có thông tin mật, theo như tôi hiểu”, ông Trump phát biểu.

Giám đốc Tình báo quốc gia Tulsi Gabbard và Giám đốc CIA John Ratcliffe cũng khẳng định rằng không có thông tin mật nào được chia sẻ. Tuy nhiên, khi bị truy vấn, họ cho biết Bộ trưởng Hegseth mới là người quyết định thông tin quốc phòng nào được xếp vào loại mật.

“Bộ trưởng Quốc phòng là người quyết định thông tin nào được xếp loại mật”, ông Ratcliffe nói.

Khi được hỏi liệu thông tin cụ thể về các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi, bao gồm cả trình tự và thời gian tấn công, có được coi là thông tin mật hay không, ông Gabbard trả lời: “Tôi để Bộ trưởng Quốc phòng và Hội đồng An ninh Quốc gia trả lời câu hỏi đó”.

Bộ trưởng Hegseth phủ nhận việc chia sẻ kế hoạch tác chiến trong nhóm chat. “Không ai nhắn tin về kế hoạch tác chiến cả, và đó là tất cả những gì tôi phải nói về vấn đề này”, ông nói với các phóng viên khi đang trong chuyến công du chính thức đến Hawaii ngày 24/3.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn sau đó, nhà báo Goldberg phản bác phát biểu này. “Không, đó là lời nói dối. Ông ấy đã gửi kế hoạch tác chiến vào nhóm”, ông nói với CNN.

Các quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Mỹ có hệ thống bảo mật để trao đổi về tài liệu mật. Ông Ratcliffe cho biết Cố vấn An ninh quốc gia Mike Waltz đã lập nhóm trò chuyện trên Signal để trao đổi về các thông tin không bảo mật.

“Vì vậy, tôi nghĩ rõ ràng cố vấn an ninh quốc gia đã có ý định sử dụng kênh này như một cơ chế để phối hợp giữa các quan chức cấp cao, nhưng không phải là sự thay thế cho việc sử dụng các kênh liên lạc bí mật khi cần”, ông nói.

Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, nếu thông tin đến từ Bộ Quốc phòng, ông Hegseth có thể đã giải mật nó, dù có thể không thông qua quy trình chính thức.

Tuy nhiên, một quan chức khác cho biết, Lầu Năm Góc có quy trình giải mật, và nếu ông Hegseth quyết định giải mật thông tin trong nhóm trò chuyện, điều đó là “cực kỳ đáng ngờ”.

Ngày 25/3, lãnh đạo phe đa số Thượng viện Mỹ John Thune cho biết ông mong đợi Ủy ban Quân vụ Thượng viện sẽ điều tra vấn đề này.

“Tôi nghĩ mọi người đều thừa nhận, bao gồm cả Nhà Trắng, rằng đã có những sai lầm và điều chúng tôi muốn làm là đảm bảo rằng điều tương tự sẽ không xảy ra lần nữa”, ông Thune nói với các phóng viên.

Neil Ashdown, một cố vấn về an ninh mạng, cho biết Signal được thiết kế bằng mã nguồn mở, vì thế có thể có lỗ hổng. Tuy nhiên, ông cho rằng vấn đề không phải là cần xem xét nền tảng này có an toàn hay không, mà là việc sử dụng ứng dụng để truyền tải những thông tin như vậy có phù hợp với các chính sách và quy trình hay không.

Tháng trước, Google Threat Intelligence Group cảnh báo về "những nỗ lực ngày càng tăng từ một số tác nhân có ý định xâm nhập các tài khoản Signal Messenger”.

Theo Reuters, CBS
MỚI - NÓNG
Báo Tiền Phong khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng cựu thanh niên xung phong và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Báo Tiền Phong khởi công xây dựng 10 căn nhà tặng cựu thanh niên xung phong và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
TPO - Nằm trong chuỗi hoạt động Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), Ban tổ chức đã thực hiện Lễ khởi công xây dựng 10 căn nhà nhân ái tặng cựu thanh niên xung phong (TNXP) và hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 
'Với niềm tự hào trào dâng, các vận động viên sẽ tạo nên một ngày thi đấu bùng nổ'
'Với niềm tự hào trào dâng, các vận động viên sẽ tạo nên một ngày thi đấu bùng nổ'
TPO - Chứng kiến Lễ Thượng cờ thiêng liêng và đầy xúc động của Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 66 - năm 2025 (Tiền Phong Marathon 2025), ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng Thể thao thành tích cao 1, Tổng Thư ký Liên đoàn điền kinh Việt Nam - Phó trưởng Ban tổ chức, Tổng Giám sát, tin tưởng hơn 7.000 vận động viên sẽ có một ngày thi đấu xuất sắc, tạo nên những bước đột phá mới cho bản thân. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Nhân viên cứu hộ di chuyển một người bị thương mắc kẹt dưới toà nhà ở Naypyitaw, Myanmar ngày 28/3. (Ảnh: AP)

Việt Nam gửi điện thăm hỏi Thái Lan và Myanmar vụ động đất nghiêm trọng

TPO - Được tin vụ động đất nghiêm trọng xảy ra tại Thái Lan và Myanmar gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản, ngày 28/3, Chủ tịch nước Lương Cường gửi điện thăm hỏi tới Nhà vua Thái Lan Maha Vajiralongkorn; Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi điện thăm hỏi tới Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gửi điện thăm hỏi tới Chủ tịch Hạ viện Thái Lan Wan Muhamad Noor Matha.
Xung đột Nga - Ukraine ngày 29/3: Nga cáo buộc Anh, Pháp hỗ trợ Ukraine trong cuộc tấn công trạm đo khí ở Kursk

Xung đột Nga - Ukraine ngày 29/3: Nga cáo buộc Anh, Pháp hỗ trợ Ukraine trong cuộc tấn công trạm đo khí ở Kursk

TPO - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cáo buộc Anh và Pháp tích cực hỗ trợ Kiev trong cuộc tấn công vào trạm đo khí đốt ở Sudzha (thuộc tỉnh Kursk). Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết trạm đo khí đã bị phá hủy trong một cuộc tấn công bằng bệ phóng HIMARS của Ukraine.