TP - Vượt qua ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3, tính chung 9 tháng, GDP ước tăng 6,82%. Tăng trưởng kinh tế trong 3 tháng cuối năm kỳ vọng vào sự đóng góp từ các “đầu tàu” kinh tế lớn của cả nước như Hà Nội, TPHCM bên cạnh đầu tư công bứt tốc.
TP - Trao đổi với Tiền Phong, chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất khiến tăng trưởng GDP của Việt Nam quý I chỉ đạt mức thấp 3,32% xuất phát từ câu chuyện của hai trụ cột là công nghiệp và xuất khẩu giảm mạnh.
TPO - Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với “đám sương mù" với nhiều hiện tượng lạ. Trong quý I năm nay, tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 3,32%, chỉ cao hơn thời điểm bùng phát dịch COVID-19 dù hiện Việt Nam không chịu bất kỳ cú sốc nào.
TPO - Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, để phát triển công nghiệp hỗ trợ, bên cạnh việc chờ các chính sách, cơ chế từ các cơ quan quản lý, bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phải có quyết tâm đổi mới mạnh mẽ, biết đón đầu xu hướng và mở rộng việc hợp tác về công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng cao hơn.
TPO - TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế cho rằng cần lường trước khả năng phục hồi của thị trường bất động sản (BĐS) sau một thời gian dài bị “đóng băng” để phát triển an toàn, lành mạnh, tránh dẫm vào vết xe đổ thời gian vừa qua. Dự báo sự phục hồi thị trường BĐS sẽ không có chuyện giống như lò xo bị nén do tất cả yếu tố về kinh tế và thị trường BĐS bị ảnh hưởng sau 1 thời gian dài “đóng băng”.
TPO - Mặc dù Luật Đất đai năm 2013 ra đời, song sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai vẫn diễn ra phổ biến, kéo dài và chậm bị xử lý gây hậu quả lớn về kinh tế và xã hội, điển hình như vụ việc Út “trọc”, Vũ “nhôm”, Thủ Thiêm…