Vỡ mộng xuất ngoại tìm trầm

Vỡ mộng xuất ngoại tìm trầm
Người dân xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ra nước ngoài tìm trầm để mong đổi đời nhưng rồi phải nhờ người nhà gửi tiền qua chuộc thân, thậm chí còn bỏ mạng

Vỡ mộng xuất ngoại tìm trầm

> Ám ảnh từ vụ thảm án 5 phu trầm 

Người dân xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ra nước ngoài tìm trầm để mong đổi đời nhưng rồi phải nhờ người nhà gửi tiền qua chuộc thân, thậm chí còn bỏ mạng

Nhiều phu trầm ở Quảng Bình đã bỏ mạng tại Malaysia vì bị tai nạn trong rừng
Nhiều phu trầm ở Quảng Bình đã bỏ mạng tại Malaysia vì bị tai nạn trong rừng.

Ngày 4/9, phóng viên liên lạc được với anh Nguyễn Văn Hài (36 tuổi, ngụ thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh), 1 trong 4 phu trầm đang mắc kẹt tại Malaysia, đang chờ người thân gửi tiền qua để mua vé về quê.

Cơ cực xứ người

Anh Hài cho biết cả nhóm gồm 4 người, đang trọ ở TP Penang - Malaysia. Ngoài anh Nguyễn Văn Báu (ngụ thôn Cồn Nâm) phải ở lại do gia đình chưa gửi tiền sang, ngày 5-9, những người còn lại sẽ về nước.

“Cùng đi, cùng làm với nhau nhưng giờ người về, người ở, buồn lắm! Biết làm sao được, gia đình chúng tôi cũng phải mượn tiền để gửi sang” - anh Hài nói. Theo anh Hài, khoản tiền gia đình gửi sang, họ phải dành để mua vé máy bay, còn lại thì trả nợ cho thương lái trầm.

Cách đây 3 tháng, nhóm của anh Hài được người quen giới thiệu với một lái trầm ở làng Trúc Ly, xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Người này cho biết qua Malaysia tìm trầm rất dễ, thu nhập cao nên cả nhóm rủ nhau làm hộ chiếu xuất cảnh theo diện du lịch. “Vé máy bay, ăn ở, đi lại…, thương lái hứa sẽ lo. Chúng tôi chỉ việc sang đó tìm trầm để bán cho họ” - anh Hài kể.

Sau khi đến Malaysia, nhóm anh Hài được đưa tới các khu rừng ở TP Penang để tìm trầm dưới sự quản lý của một thương lái người Việt. Số thực phẩm, thuốc men đủ cho các phu trầm vào rừng trong khoảng 40 ngày. Khi hết lương thực, họ liên hệ với người quản lý để được đón về nghỉ ngơi, chuẩn bị cho chuyến đi mới.

"Sau 3 tháng qua Malaysia, chúng tôi vào rừng 2 chuyến, được đón về nhà nghỉ 5 ngày. Mỗi chuyến vào rừng, chúng tôi tìm được khá nhiều trầm nhưng thương lái chỉ mua với giá 8 triệu đồng/kg nên luôn bị lỗ”.

Đối diện với rất nhiều bệnh tật giữa rừng sâu nhưng cuối cùng nhóm anh Hài chỉ có 2 bàn tay trắng, mỗi người còn nợ thương lái gần 20 triệu đồng và phải nhờ gia đình gửi tiền qua mới về được.

Bán đồ, vay mượn chuộc người thân

Anh Nguyễn Văn Hài là con út trong gia đình có 6 anh em, tất cả sống bằng nghề nông. Đất đai hạn hẹp, cách đây hơn 1 năm, sau khi cưới vợ, anh Hài làm phu trầm để mong đổi đời. Thế nhưng, sau 5-7 lần đi khắp các cánh rừng ở Quảng Bình, Quảng Trị và sang tới Lào, cuộc sống gia đình anh vẫn không thể đổi thay.

Mấy hôm nay, bà Trần Thị Mến (73 tuổi, mẹ anh Hài) như ngồi trên đống lửa vì con đang lưu lạc ở xứ người. Cách đây vài ngày, khi nhận được điện thoại của anh Hài, bà Mến tức tốc kêu người bán 1 con bò được 7 triệu đồng và mang hết đậu, vừng, lúa trong nhà ra chợ bán thêm được 2 triệu đồng. “Người ta yêu cầu chúng tôi phải chuyển 25 triệu đồng thì thằng Hài mới về được nên chúng tôi đành phải đi vay nóng cho đủ tiền” - bà Mến than thở.

Trong khi đó, cha vợ anh Hài là ông Nguyễn Văn Nhật (57 tuổi, ngụ thôn Chay, xã Quảng Sơn, huyện Quảng Trạch) cũng phải chạy vạy khắp nơi vay mượn cho đủ 17 triệu đồng để gửi sang Malaysia trả nợ và mua vé cho anh Nguyễn Văn Quỳnh (con ông Nhật) về quê.

Sống bằng nghề nông, gia sản lớn nhất của gia đình ông Nhật là một con trâu dùng kéo cày nhưng cách đây hơn 1 tuần, nó bị trộm mất. “Tìm quanh nhà chẳng còn gì bán được, vợ chồng tôi đành phải đi vay mượn với lãi suất cao mới đủ tiền chuộc con về” - ông Nhật nghẹn ngào.

Căn nhà trống hoác của chị Nguyễn Thị Nhung (vợ anh Báu) nằm cheo leo bên bến đò thôn Cồn Nâm. Năm học mới đã bắt đầu nhưng 2 đứa con của chị vẫn chưa đủ sách vở, quần áo để đến trường. Cuộc sống của 3 mẹ con phụ thuộc vào thu nhập từ nghề đơm cá tôm mỗi đêm của chị trên sông Gianh.

“Tưởng chồng qua đó làm sẽ có ít tiền cho con ăn học nhưng nào ngờ nợ nần thêm. Chồng tôi cũng gọi điện thoại về bảo vay mượn tiền gửi sang trả nợ nhưng không kiếm đâu ra nên phải ở lại...” - chị Nhung không cầm được nước mắt.

Theo Quang Nhật
Người Lao Động

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.