Vợ chồng cãi nhau vì… bếp gas

Bếp gas ROBAM
Bếp gas ROBAM
Bếp gas gắn với cuộc sống hàng ngày của các gia đình, là “thành viên” không thể thiếu trong sinh hoạt của “tổ ấm”. Thế nhưng, việc không mua được bếp tốt, hoặc không biết cách sửa chữa những lỗi nhỏ, đôi khi làm cho vợ chồng ức chế.

Chọn bếp gas chú ý hút mùi

Nhà nhỏ và bí, nên mỗi lần nấu cơm, nhà chị Hằng (ở Hà Nội) lại nồng nặc mùi thức ăn. Từ ngày có con nhỏ, nhiều lần vợ chồng… tức nhau vì nơi đặt bếp gas không có hút mùi, vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe cháu bé.

Với điều kiện giá đất đắt đỏ như ở Hà Nội và các thành phố lớn khác, nhiều gia đình chỉ mua được căn nhà 20 – 30 m2. Bếp cũng đặt luôn gần nơi sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ… Cũng vì nhà hẹp mà không thể lắp hút mùi cho bếp, thường gây ra không khí ngột ngạt.

Vợ chồng cãi nhau vì… bếp gas ảnh 1
 

Hơi nóng, mùi dầu mỡ, thức ăn “bắt” quần áo, nhà cửa sau mỗi lần nấu nướng tạo cảm giác khó chịu cho nhiều người và ảnh hưởng không tốt đến bầu không khí trong lành của gia đình. 

Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Minh Đức – Đại diện thương hiệu Bếp ROBAM tại Việt Nam – cho biết, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy hút mùi nhưng để có công suất hút lớn, không quá ồn và phù hợp với văn hóa nấu nướng của người Việt xem ra lại không có nhiều. 

Rất nhiều hãng bếp Châu Âu sản xuất những thiết bị bếp đẹp và tốt, nhưng chủ yếu tập trung bếp từ, bếp điện, lò nướng, mà không chú ý cải tiến máy hút mùi cho phù hợp văn hóa nấu nướng của người Việt nói riêng, và người Châu Á nói chung. 

Vì về cơ bản, “văn hóa nấu nướng” của Châu Âu ít các món chiên, xào, nướng, mà chủ yếu những món ninh, hầm mềm, chiên, xào nhanh, dùng ít dầu mỡ, và đa phần là sử dụng đồ nguội, đã chế biến sẵn.

Vợ chồng cãi nhau vì… bếp gas ảnh 2

Hệ thống hút mùi khoa học

Do đó, các hãng bếp Châu Âu hầu như không quan tâm nhiều đến hút mùi, hút dầu mỡ và hơi nóng thoát ra trong quá trình nấu nướng – ông Đức nói - Vì vậy, công suất hút của các máy hút mùi đến từ các thương hiệu Châu Âu luôn dừng ở mức khoảng từ 600 đến 800m3/h, không có bộ lọc dầu, ống thoát khí rất nhỏ và chỉ có bộ lưới phẳng.

Cũng theo ông Đức, nhận thấy các nguy cơ tiềm ẩn từ mùi thức ăn sau khi nấu nướng và sự bất tiện của các hút mùi đến từ Châu Âu, Tập đoàn Thiết bị nhà bếp ROBAM đã nghiên cứu và cho ra đời thành công nhiều loại máy hút mùi với kiểu dáng đa dạng, như những hút mùi Châu Âu truyền thống, nhưng lại có sức hút rất lớn lên đến hơn 1.250m3/h, độ ồn không cao, giúp giải quyết hầu như toàn bộ mùi thức ăn sau khi nấu nướng. 

Với công nghệ hút xoáy ốc 360 độ, các máy hút mùi ROBAM có thể loại bỏ đến 99% mùi thức ăn sau khi nấu nướng, trả lại không khí trong lành cho gian bếp, đồng thời rất thuận tiện cho việc làm sạch với thiết kế lưới chắn dầu mỡ hình kim tự tháp ngược và bầu chứa dầu mỡ tập trung.

Vợ chồng cãi nhau vì… bếp gas ảnh 3

Những lỗi bếp gas hay gặp

Lỗi về lệch mâm chia lửa( pép chia lửa): Đây là lỗi hay gặp phải nhất khi sử dụng bếp gas âm, do thói quen sử dụng khiến lỗi của loại này xảy ra khi các bà nội trợ vệ sinh bếp thường làm lệch pép, kênh mâm chia lửa khiến cho khi bật bếp thì vẫn cháy nhưng khi bỏ tay ra khỏi núm vặn thì bếp sẽ tắt.

- Cách khắc phục: Kiểm tra phần pép bằng cách tháo hẳn mâm chia lửa ra, sau đó sẽ thấy phần sứ đánh lửa màu trắng và cảm ứng ngắt gas tự động màu đồng ( giống hình đầu đạn) quan sát trên mâm chia lửa đã tháo ra phần khe hình chữ thập, hai phần có lỗ thoát gas phần còn lại thì không có. Đặt lại pép cho phần có lỗ thoát gas vào vị trí của sứ đánh lửa và cảm ứng ngắt gas sau đó bật lại bếp là được.

Lỗi do nguồn cấp điện và sứ đánh lửa

- Khi có hiện tượng bật bếp mà không thấy đánh lửa ta kiểm tra nguồn cấp điện, thay pin ở phần dưới của bụng bếp rồi bật lại.

-Khi bật bếp mà sứ đánh lửa không đánh vào pép mà chỉ nghe thấy tiếng tách tách ở phần sứ đánh lửa là do sứ đánh lửa bị gãy ở phần chân do quá trình vệ sinh và có vật thể tác động khi sử dụng bếp.

- Cách khắc phục: Ở lỗi này cách khắc phục hơi mất công một chút bởi vì khi ta thay sứ đánh lửa phải tháo khay Inox 2 bên và mặt kính ra. Cuối cùng là tháo mặt kính ra và thay sứ đánh lửa mới!

Vợ chồng cãi nhau vì… bếp gas ảnh 4 

Lửa phát tiếng kêu: Hiện tượng này thường do nhân viên lắp đặt bếp gas chưa điều chỉnh chính xác bộ phận không khí, hoa sen (họng lửa) lắp chưa đúng khớp, khe thoát lửa bị nghẹt. Khi bắt gặp sự cố này, bạn có thể tự mình xử lý bằng cách lắp lại cho chính xác bộ phận điều chỉnh không khí, kiểm tra lại vị trí họng lửa, đồng thời làm sạch lại khe thoát lửa.

Lỗi do Cảm ứng quá nhạy: Khi đang đun nấu bếp tự tắt là do ảnh hưởng cảm ứng của tự  động  ngắt gas. Gọi điện đến trung tâm bảo hành của hãng để được xử lý.

Một số tính năng vượt trội của bếp ROBAM

1. Kính chịu lực, chịu nhiệt cao cấp, dày 8mm, hai màu: đen và trắng.

2. Mâm lửa bằng đồng đúc nguyên khối, phun sơn phủ nano bề mặt ( Đại đa phần bếp bây giờ sử dụng hợp kim nhôm ko bền và nguy hiểm )

3. Công nghệ đốt lửa tập trung đảm bảo quá trình đốt mạnh, cân bằng, hiệu suất đốt cháy cao, đặc biệt tiết kiệm gas (Centralized Mainflame).

4. Thiết bị đánh lửa tự động độc đáo, kết hợp khả năng đánh lửa và hãm lửa nhanh, giúp loại bỏ các vấn đề  tại bộ phận đánh lửa. 

5. Khay bếp hình tròn chống trơn trượt được chế tạo phù hợp với cả nồi đáy bằng và khay đáy lõm;

6. Thiết kế gọn, thoáng, giúp lượng oxy được sử dụng toàn bộ trong quá trình đốt.

Ưu điểm hút mùi của bếp ROBAM

1.     Hút mùi được chế tạo bằng thép không gỉ, đèn huỳnh quang với hệ thống bảng điều khiển cảm ứng.

2.     Bề mặt trong và ngoài được chế tạo nguyên khối, không mối hàn.

3.     Bộ lọc chữ A, dạng kim tự tháp ngược, giúp toàn bộ dầu mỡ trong quá trình đun nấu được tập trung về bầu chứa.

4.     Công nghệ hút xoáy ốc, với hai lớp cánh quạt nhỏ, tạo lực hút ba chiều 360 độ, công suất hút lớn (330Pa) giúp loại bỏ tối đa hơi dầu, khói phát sinh trong quá trình nấu nướng (Dual Core Absorter).

5.     Động cơ có công suất hút lớn ( 1200m3/h) độ ồn thấp 53db.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.