Vĩnh Phúc thí điểm giao chỉ tiêu cho bí thư, chủ tịch huyện, đánh giá cán bộ bằng sản phẩm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc thí điểm giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho bí thư, chủ tịch các huyện, thành ủy và lãnh đạo một số sở, ngành; trên cơ sở đó thực hiện đánh giá cán bộ bằng sản phẩm.

Chiều 23/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã tới thăm, làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc. Cùng dự có Tổng thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Nguyễn Phú Cường…

Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, sau 25 năm tái lập, quy mô nền kinh tế Vĩnh Phúc tăng 70 lần. GRDP bình quân đầu năm 2021 đạt 114,3 triệu đồng (khoảng 4.800 đô la Mỹ). Vĩnh Phúc nằm trong nhóm các tỉnh có số thu ngân sách cao nhất cả nước. Năm 2021, mặc dù tác động của đại dịch COVID-19 nhưng tổng thu ngân sách của tỉnh vẫn đạt hơn 32 nghìn tỷ đồng. Thu hút đầu tư trở thành “điểm sáng” của cả nước với 429 dự án FDI.

Công tác xây dựng Đảng được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện toàn diện, đồng bộ, quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Khi mới tái lập, tỉnh có 474 tổ chức cơ sở đảng với 3,7 vạn đảng viên, đến nay Đảng bộ tỉnh có 598 tổ chức cơ sở đảng, với hơn 7 vạn đảng viên.

Tỉnh đang tập trung triển khai thực hiện khâu đột phá về công tác tổ chức cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bắt đầu từ năm 2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy thí điểm giao chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho bí thư, chủ tịch các huyện, thành ủy và lãnh đạo một số sở, ngành; trên cơ sở đó thực hiện đánh giá cán bộ bằng sản phẩm.

Vĩnh Phúc thí điểm giao chỉ tiêu cho bí thư, chủ tịch huyện, đánh giá cán bộ bằng sản phẩm ảnh 1

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thăm, làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vui mừng về thăm và làm việc với tỉnh Vĩnh Phúc đúng dịp tỉnh đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 25 năm tái lập tỉnh (1/1/1997 –1/1/2022). Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, những kết quả mà Đảng bộ và nhân dân Vĩnh Phúc đạt được trong thời gian qua rất đáng tự hào, tạo chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước, là tiền đề để Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Thời gian tới, tỉnh cần tập trung thực hiện linh hoạt, hiệu quả mục tiêu vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp; tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn.

Vĩnh Phúc cần đẩy nhanh việc ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong xây dựng chính quyền số và quản lý xã hội, phát triển kinh tế số. Cùng với đó, tỉnh cần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị tỉnh Vĩnh Phúc lưu ý tới những chương trình hoạt động của Quốc hội, nhất là 4 chuyên đề giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong năm 2022; rà soát toàn bộ những phần việc liên quan tới Vĩnh Phúc, nhất là những vấn đề liên quan tới đất đai, tài nguyên, khoáng sản.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng các đồng chí lãnh đạo Trung ương và tỉnh dự lễ khởi công dự án Trung tâm Logistics ICD Vĩnh Phúc; cắt băng khánh thành Tổ hợp Khách sạn và Trung tâm Hội nghị quốc tế FLC Vĩnh Phúc.

MỚI - NÓNG
Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đến bao giờ?
Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đến bao giờ?
TPO - Hôm nay (27/7), miền Bắc tiếp tục có nắng nóng gay gắt. Dự báo chiều tối nay, vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa dông giải nhiệt. Từ ngày mai, nắng nóng hạ nhiệt ở miền Bắc. Miền Trung tiếp tục nắng nóng kéo dài. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa dông vào chiều tối.
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
Đường sắt đô thị tại Hà Nội và TPHCM: Hối hả chạy đua tiến độ
TP - Sau 13 lần lỡ hẹn, lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa cho biết, dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đang triển khai các công việc cuối cùng để hoàn thành và đưa vào vận hành đoạn trên cao (Nhổn-Cầu Giấy) trong tháng 7/2024. Cùng với đó, tuyến metro số 1 của TP HCM cũng “chạy nước rút” để kịp vận hành.