Cụ thể, với thị trường Thái Lan, các mặt hàng góp phần vào tăng trưởng chung có điện thoại và linh kiện (ước đạt 1,2 tỷ USD, tăng 69%), dầu thô (427 triệu USD, tăng 170%), xơ sợi (91 triệu USD, tăng 31%), hạt điều (87 triệu USD, tăng 42%), sắt thép các loại (158 triệu USD, tăng 42%), dây điện và cáp điện (42 triệu USD, tăng 64%).
Theo nhận định của Bộ Công Thương, nhìn chung, nhiều mặt hàng xuất khẩu là thế mạnh của Việt Nam sang Thái Lan hiện còn chiếm thị phần khiêm tốn. Một số mặt hàng, có thể tăng thị phần trong thời gian tới như hàng thủy sản, trái cây tươi, sắt thép các loại, sản phẩm từ sắt thép, dây điện và cáp điện, sản phẩm gốm sứ, gỗ và sản phẩm gỗ. Một số mặt hàng như dệt may và giày dép hiện vẫn có cơ hội xuất khẩu tốt sang thị trường Thái Lan do nước này có xu hướng dịch chuyển sang lĩnh vực khác có giá trị gia tăng cao hơn. Sữa và sản phẩm sữa, hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất cũng là những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu nếu doanh nghiệp được tháo gỡ khó khăn và hỗ trợ xuất khẩu sang Thái Lan.
Với thị trường Malaysia, theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, nhiều mặt hàng trong năm qua cũng đạt mức tăng trưởng tương đối cao như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (ước đạt 1,17 tỷ USD, tăng 36% so với năm 2016), điện thoại di động và linh kiện (ước đạt 609 triệu USD, tăng 37%), dầu thô (đạt 228 triệu USD, tăng 20%), sắt thép các loại (235 triệu USD, tăng 105%).
Singapore trong năm qua cũng là thị trường tiêu thụ rất tốt đối với các mặt hàng máy tính và linh kiện; phương tiện vận tải và phụ tùng; dầu thô; xăng dầu các loại của Việt Nam.