Việt Nam tiếp nhận máy soi hàng hóa 4,6 tỷ đồng

TPO - Với hệ thống máy quét tia X-Quang của máy soi cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được đưa trực tiếp từ máy bay xuống vào máy quét mà không phải tháo dỡ.
Việt Nam tiếp nhận máy soi hàng hóa 4,6 tỷ đồng ảnh 1

Lãnh đạo Hải quan Việt Nam và ông Daniel Joseph Kritenbrink Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam cắt băng khánh thành máy soi hàng hóa tại sân bay Nội Bài

Ngày 24/9/2018, tại Trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế (CKSBQT) Nội Bài và Kho hàng của Công ty dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV), Tổng cục Hải quan (TCHQ) phối hợp với Đại sứ quán Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tổ chức Lễ bàn giao máy soi do Chính phủ Hoa Kỳ tài trợ trong khuôn khổ chương trình kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới liên quan (EXBS). Tổng trị giá hệ thống máy soi gần 200.000USD, tương đương khoảng 4,6 tỷ đồng.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường cho biết: Tổng cục Hải quan cam kết sẽ tạo mọi điều kiện hỗ trợ Cục Hải quan Thành phố Hà Nội trong việc đảm bảo việc vận hành máy soi một cách hiệu quả nhất nhằm ngăn chặn từ xa khả năng vận chuyển bất hợp pháp các vật liệu nguy hiểm, thông qua đó ngăn chặn hoạt động khủng bố, buôn lậu.

Việt Nam tiếp nhận máy soi hàng hóa 4,6 tỷ đồng ảnh 2 Phía Hoa Kỳ hướng dẫn cho Hải quan Việt Nam kỹ thuật sử dụng máy soi hàng hóa

Với những hệ thống máy soi hiện đại, song song với những nỗ lực tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại và kinh doanh xuất nhập khẩu, theo ông Cường hiệu quả của công tác quản lý và kiểm soát hải quan sẽ được nâng cao hơn nữa. Từ đó, góp phần đảm bảo an ninh, an toàn quốc gia, an ninh chuỗi cung ứng thương mại khu vực và trên thế giới.

Trong những năm qua, trong khuôn khổ Chương trình Kiểm soát xuất khẩu và an ninh biên giới, Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều hoạt động hỗ trợ cho Hải quan Việt Nam tăng cường năng lực ngăn chặn các hoạt động buôn bán trái phép những hàng hóa sử dụng cho mục đích phổ biến vũ khí hủy diệt.

Các hỗ trợ từ Chính phủ Hoa Kỳ được thực hiện dưới nhiều hình thức, như đào tạo, nâng cao nhận thức; hỗ trợ rà soát cơ sở pháp lý cho việc kiểm soát thương mại chiến lược;  hỗ trợ xây dựng tài liệu giảng dạy về nhận diện hàng hóa lưỡng dụng và tài trợ một số trang thiết bị phục vụ cho công tác kiểm soát gồm thiết bị cầm tay, thiết bị soi chiếu hình ảnh cho hàng hóa, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh.

Việt Nam tiếp nhận máy soi hàng hóa 4,6 tỷ đồng ảnh 3 Với hệ thống máy quét tia X-Quang cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được đưa trực tiếp từ máy bay xuống vào máy quét mà không phải tháo dỡ

Ông Daniel Joseph Kritenbrink Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam cho hay, với hệ thống máy quét tia X-Quang cho phép hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam được đưa trực tiếp từ máy bay xuống vào máy quét mà không phải tháo dỡ. Điều đó đẩy nhanh quá trình thông quan và đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hải quan, cũng như đảm bảo hàng hóa nhập khẩu đúng như những gì kê khai trong hồ sơ nhập khẩu và an toàn cho người dân Việt Nam.

“Ngoài việc cung cấp trang thiết bị như ngày hôm nay thì hoạt động đào tạo dành cho các CBCC hải quan rất quan trọng, vì mục tiêu của chúng ta một mặt tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương giữa hai bên nhưng mặt khác cũng đảm bảo hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam là an toàn và ngăn chặn việc nhập khẩu các loại hàng cấm, vũ khí hủy diệt hàng loạt, hàng giả… cũng như đảm bảo các Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp Quốc sẽ được tuân thủ. Tôi mong đợi thời gian tới sẽ có nhiều hoạt động hơn nữa giữa hai bên trong lĩnh vực này để tăng cường quan hệ giữa hai nước”-Ông Daniel Joseph Kritenbrink nhấn mạn

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.