Việt Nam sẽ phải ứng xử như thế nào đối với dịch vụ OTT?

Việt Nam sẽ phải ứng xử như thế nào đối với dịch vụ OTT?
Các dịch vụ OTT cho phép gọi điện, nhắn tin miễn phí là nguyên nhân khiến nhà mạng khắp thế giới “đau đầu”. Tuy nhiên, OTT là một xu hướng rất phát triển của thế giới và đem lại nhiều tiện ích chon gười dùng nên cần một mô hình quản lý phù hợp.

Việt Nam sẽ phải ứng xử như thế nào đối với dịch vụ OTT?

Các dịch vụ OTT cho phép gọi điện, nhắn tin miễn phí là nguyên nhân khiến nhà mạng khắp thế giới “đau đầu”. Tuy nhiên, OTT là một xu hướng rất phát triển của thế giới và đem lại nhiều tiện ích chon gười dùng nên cần một mô hình quản lý phù hợp.

Việt Nam sẽ phải ứng xử như thế nào đối với dịch vụ OTT? ảnh 1
 

OTT bị chặn nhiều nơi trên thế giới

Đầu tuần qua, Ủy ban Công nghệ Thông tin và Truyền thông của Ả Rập Saudi đã chính thức chặn hoạt động của dịch vụ Viber để cảnh báo Skype và WhatsApp hãy tuân theo yêu cầu của các nhà quản lý. Ả Rập Saudi đã đình chỉ hoạt động của Viber -dịch vụ nổi tiếng cho phép nhắn tin và gọi điện miễn phí qua Internet - vì không thực hiện đúng một số quy định của nước này. Viber và hai dịch vụ Skype, WhatsApp đã nhận được cảnh báo từ cơ quan quản lý viễn thông của Ả rập Saudi từ tháng 3/2013. CITC muốn những dịch vụ nhắn tin, gọi điện và gửi file miễn phí qua Internet phải thiết lập máy chủ ở địa phương để quản lý hoạt động của người dùng.

Mới đây, Cơ quan quản lý viễn thông Pháp (Arcep) yêu cầu cơ quan công tố Paris điều tra Skype nhằm yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ OTT này tuyên bố là một nhà khai thác viễn thông điện tử. Skype là một dịch vụ truyền thông trực tuyến hoạt động trên nền mạng viễn thông (OTT), tức là sử dụng nội dung và băng thông của mạng viễn thông để cung cấp các dịch vụ gọi điện qua Inernet (VoIP). Theo Arcep, khi một công ty hoạt động với tư cách nhà mạng viễn thông, họ phải gánh chịu một số nghĩa vụ, như cung cấp kết nối với số máy khẩn cấp và có các phương tiện cho phép chính quyền thực hiện hoạt động nghe lén hợp pháp. Theo luật pháp của nước Pháp, một công ty viễn thông không cần phải có giấy phép hành chính thì mới được hoạt động, nhưng công ty đó phải đứng ra công bố trước. Skype không chịu tuyên bố là một công ty viễn thông, và việc không tuân thủ pháp luật bị coi là phạm tội hình sự.

Đầu năm 2012, ba hãng viễn thông Hàn Quốc thúc giục Ủy ban Truyền thông Hàn Quốc (KCC) chặn ra mắt dịch vụ gọi thoại miễn phí của ứng dụng Kakao vì ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình. Theo nhà mạng, dịch vụ gọi miễn phí có thể dẫn tới quá tải mạng lưới, khiến chất lượng dịch vụ giảm và nếu doanh thu giảm, họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tăng cước. Cuối cùng, KCC đưa ra phán quyết nhà mạng có thể thu phụ phí khi sử dụng dịch vụ gọi di động bằng giao thức Internet (mVoIP) của Kakao hoặc chặn hoàn toàn các ứng dụng này.

Chính phủ Trung Quốc cũng vừa tuyên bố WeChat, ứng dụng OTT đông người dùng nhất Trung Quốc hiện nay sẽ bị "siết" lại trong thời gian tới. WeChat đang phục vụ hơn 300 triệu người dùng và hoàn toàn miễn phí. Nó cho phép người dùng nhắn tin, gọi điện thoải mái thông qua kết nối Internet mà không phải trả một đồng cước di động nào cho nhà mạng. Chính vì thế, ba nhà mạng China Mobile, China Unicom và China Telecom đều tuyên bố, doanh thu của họ đã bị sụt giảm nặng nề bởi sự lên ngôi của những ứng dụng như WeChat. Ba mạng này đang nghiên cứu phương án tính phí "sử dụng ứng dụng" này với lý do WeChat ngốn quá nhiều băng thông dữ liệu mà lại không phát sinh doanh thu.

OTT ảnh hưởng xấu tới túi tiền của nhà mạng

Sự phổ biến của smartphone ảnh hưởng phức tạp tới mạng di động của các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Người dùng háo hức mua smartphone và chi tiền cước dữ liệu để chơi game, xem video, “lướt”mạng xã hội hay gọi điện, nhắn tin miễn phí. Điều này cũng đồng nghĩa với việc smartphone mở ra cánh cửa cho các nhà cung cấp dịch vụ OTT "đánh cắp" khách hàng của nhà mạng bằng ứng dụng nhắn tin, điện thoại VOIP (gọi điện trên Internet hay qua mạng máy tính).

Thay vì trả tiền để gửi tin nhắn hay gọi điện, mọi người có thể dùng Skype, WhatsApp, Viber... mà không tốn đồng nào. Với kết nối Wi-Fi, dữ liệu là điều “khỏi phải nghĩ” với người dùng. Hãng tư vấn Ovum ước tính nhắn tin OTT làm “bốc hơi” 13,9 tỉ USD hay 9% doanh thu từ tin nhắn của nhà mạng trong năm 2011.

Các doanh nghiệp vốn phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động nghe gọi và nhắn tin của người dùng phải lo lắng hơn cả. Quý II/2012, doanh thu từ dịch vụ di động của KPN của Hà Lan giảm 9,4% so với cùng kì năm 2011. Doanh thu ảm đạm và lợi nhuận sụt giảm trong nửa đầu năm 2012 cũng khiến nhà mạng Telefónica của Tây Ban Nha hủy bỏ kế hoạch trả tiền lãi cổ phần. Chừng ấy ví dụ cho thấy nhà mạng phải hành động ngay nếu không muốn "sống dở chết dở" vì OTT.

Tại Việt Nam thì nhà mạng cũng đang gặp khó vì dịch vụ OTT. Thông tin trên truyền thông mới đây Viettel tiết lộ, nếu 40 triệu thuê bao di động đều dùng 3G và Viber, thì doanh thu của Viettel có thể bị giảm 40-50%. Những dịch vụ viễn thông cơ bản, như điện thoại, nhắn tin… đang chiếm đến 80% doanh thu hàng năm của các doanh nghiệp (DN) viễn thông, với trên 100.000 tỷ đồng, thì cảnh báo trên của ông Hùng là “cú sốc” lớn. Điều đó có nghĩa là, các nhà mạng sẽ mất gần 50.000 tỷ đồng mỗi năm, nếu khách hàng đều dùng các dịch vụ OTT, gồm nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet. Viễn cảnh này rất có thể trở thành hiện thực trong một ngày không xa. Theo Viettel, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng người dùng Viber đã làm giảm doanh thu của Viettel 1.500 tỷ đồng.

Cùng quan điểm trên, đại diện MobiFone cho rằng, dịch vụ nhắn tin, gọi điện miễn phí qua Internet đã làm dịch vụ truyền thống như SMS của các nhà mạng trên thế giới thất thu hơn 13 tỷ USD/năm, chiếm 9% doanh thu của các nhà mạng. Thống kê của MobiFone cho thấy, số lượng cuộc gọi trên Viber ở Việt Nam khoảng 280.000 cuộc/ngày và 8,7 triệu SMS/ngày. "Như vậy, mỗi năm nhà mạng ở Việt Nam sẽ tổn thất hơn 1.000 tỷ đồng trong khi lượng tiền data thu về không đáng bao nhiêu" đại diện MobiFone nhấn mạnh.

Mô hình nào cho OTT?

Ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG khẳng định, ứng dụng OTT là một xu hướng rất phát triển của thế giới và đem lại nhiều tiện ích chon gười dùng. Vì vậy, việc chặn các ứng dụng này sẽ đi ngược lại xu thế thế giới. VNG cho rằng nên miễn phí dịch vụ OTT, sau đó thu phí các dịch vụ giá trị gia tăng khác trên nền OTT và chia sẻ doanh thu giữa nhà mạng với doanh nghiệp nội dung. Hơn nữa, do các dịch vụ OTT cũng có những tác động nhất định đến xã hội, tương tự như thư điện tử, mạng xã hội nên phải được kiểm soát ở một chừng mực nào đó thông qua đăng ký, cấp giấy phép thay vì “thả lỏng” hoàn toàn như hiện nay

Phát biểu về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, các giải pháp đối với dịch vụ OTT như cấm toàn bộ các ứng dụng hay để các dịch vụ OTT tự do phát triển đều phải xem xét lại và không nên áp dụng. Cục Viễn thông sẽ tiếp nhận các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp để đề xuất với Lãnh đạo Bộ trên cơ sở nguyên tắc đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các nhà mạng di động, doanh nghiệp nội dung Việt Nam cũng như doanh nghiệp nước ngoài và đem lại cơ hội tốt nhất cho người dùng. Ông Hải cho rằng, do các dịch vụ OTT đã có mức độ ảnh hưởng rất lớn nên cơ quan chức năng phải có biện pháp quản lý, nhưng ở mức độ nào thì cần tiếp tục bàn bạc.

P.V

Theo Hỗ trợ
MỚI - NÓNG