Viêm đại tràng: Dễ biến chứng thành ung thư

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Từ một bệnh nhỏ, nếu không được chữa trị kịp thời, viêm đại tràng có thể biến chứng nhanh chóng thành ung thư đại trực tràng - nguyên nhân gây tử vong cao thứ 2, chỉ sau ung thư phổi.

Bệnh nhỏ, nguy cơ lớn

Viêm đại tràng là khái niệm chỉ tình trạng viêm nhiễm ở ruột già, đoạn cuối của đường ống tiêu hóa trong cơ thể. Ở điều kiện bình thường, đại tràng có nhiệm vụ hấp thụ nước và muối khoáng từ thức ăn, tạo thành bã thức ăn, bài tiết qua trực tràng.

Viêm đại tràng: Dễ biến chứng thành ung thư ảnh 1

Khi đại tràng bị viêm, chức năng này bị rối loạn khiến người bệnh thường xuyên bị chướng bụng, đầy hơi, đau âm ỉ ở phần bụng dưới hoặc dọc khung đại tràng. Cảm giác này tăng mạnh khi đói, sau khi ăn hoặc sau khi đại tiện khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Ngoài ra, khi đại tiện sẽ có trường hợp bị đi lỏng, hoặc táo bón, hoặc lổn nhổn như phân dê và thường có chất nhầy bám ở ngoài phân.

Không chỉ gây đau rát và bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, viêm đại tràng còn dễ biến chứng thành ung thư đại trực tràng nếu không được chữa trị kịp thời. Thống kê của Bệnh viện K cho thấy, ung thư đại tràng đứng hàng thứ 5 trong các loại ung thư thường gặp và tỷ lệ tử vong cao thứ 2, chỉ sau ung thư phổi.

Điều đáng báo động là tỷ lệ ung thư đại trực tràng ngày càng gia tăng trong thời gian gần đây, nguyên nhân được xác định một phần là do chúng ta không kịp thời điều trị viêm đại tràng kịp thời, dẫn đến viêm nhiễm ngày càng nặng. Báo cáo của Hiệp hội Tiêu hóa Việt Nam khẳng định: chỉ 20% số người bị viêm đại tràng ở Việt Nam tiến hành chữa bệnh từ giai đoạn tiền khởi.

Kháng sinh: không phải giải pháp tối ưu

Khi bị viêm đại tràng, nhiều người nghĩ ngay đến việc dùng kháng sinh để trị bệnh. Đúng là, ở một khía cạnh nào đó, kháng sinh sẽ giúp người bệnh cảm thấy bớt khó chịu, tuy nhiên, nếu lạm dụng, nó có thể gây ra tình trạng loạn khuẩn ruột.

Cùng với chế độ ăn uống không khoa học, thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bệnh viêm đại tràng dễ dàng tái phát trở lại. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người vị viêm đại tràng chữa mãi không khỏi. Trong khi đó, việc không chữa dứt điểm, cứ để tình trạng viêm nhiễm kéo dài chính là lý do hàng đầu dẫn tới các biến chứng về ung thư.

Viêm đại tràng: Dễ biến chứng thành ung thư ảnh 2

Làm thế nào để có thể điều trị viêm đại tràng tận gốc? Câu hỏi này chắc chắn là băn khoăn của không ít người. Theo TS. BS Nguyễn Công Long, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, yếu tố đầu tiên là phải phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ở giai đoạn tiền khởi, các viêm nhiễm chưa nặng, diện tích viêm chưa lớn nên có thể dễ dàng chế ngự. Thực tế cho thấy, khi thấy đại tràng có dấu hiệu bị đau, rất nhiều người đã tự ý mua thuốc kháng viêm nhóm streoid về dùng để giảm đau. Việc này vô cùng nguy hiểm vì nhóm thuốc này sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc đại tràng, khiến tình trạng viêm nhiễm càng trở nên nặng hơn.

Thế nên, cách tốt nhất trong điều trị bệnh này là cần trải qua quá trình thăm khám của bác sĩ. Việc này không chỉ giúp bạn dùng đúng thuốc mà còn để bạn hiểu rõ hơn bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào, tương ứng với từng giai đoạn sẽ có những biểu hiện gì, từ đó, giúp bạn yên tâm chữa bệnh mà không phải băn khoăn: sao uống thuốc mãi mà vẫn không khỏi.

Song song với việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Dù không có tác dụng chữa bệnh, song các biện pháp này có thể góp phần làm giảm những triệu chứng khó chịu. Theo đó, bạn cần tránh căng thẳng, lo lắng, mất ngủ vì những yếu tố này sẽ làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn. Trên thực tế, khi bị đau bụng, hay lo lắng, người bệnh sẽ mất ngủ, và khi mất ngủ nhiều thì lại làm rối loạn các chứng năng của cơ thể, khiến cảm giác đau bụng tăng lên. Nếu không cắt được vòng xoáy bệnh lý này, người bệnh rất khó khỏi. Do đó, chúng ta cần có chế độ sinh hoạt thật điều điều độ cũng như cần có thời gian thư giãn, nghỉ nghơi để tinh thần không căng thẳng.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú trọng đến vấn đề vệ sinh ăn uống, tránh những loại thức ăn có thể làm tăng thêm cảm giác khó chịu, tốt nhất là không nên ăn hạt tiêu, gia vị, chất chua. Khi ăn trái cây cần gọt vỏ, không ăn chuối, đặc biệt là chuối tiêu. 

Cà phê, socola có khả năng kích thích đại tràng nên cũng cần hạn chế. Đồ ăn nhiều dầu mỡ không tốt cho quá trình tiêu hóa cũng như có thể ảnh hưởng không tốt đến đường ruột, vì thế, người mắc bệnh đại tràng không nên ăn thường xuyên. Đặc biệt, phân lỏng, phân nát, đi ngoài nhiều lần không nên ăn rau hoặc thực phẩm có chất xơ. Ngược lại, những người bị táo bón thì nên ăn nhiều rau xanh và thực phẩm có chất xơ như mùng tơi, rau lang, khoai lang...

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG