[VIDEO] Vì sao Tu-22M3 là khắc tinh của tàu sân bay Mỹ?

[VIDEO] Vì sao Tu-22M3 là khắc tinh của tàu sân bay Mỹ?
TPO - Được thiết kế để trở thành máy bay ném bom có khả năng tiêu diệt các mục tiêu có giá trị trên biển của đối phương, không ngẫu nhiên mà oanh tạc cơ Tu-22M3 là nỗi kinh hoàng của các tàu sân bay và tàu hộ tống của Mỹ và đồng minh.

T22-M3 không chỉ có tốc độ siêu thanh mà còn được trang bị các tên lửa đối hạm hạng nặng Kh-22.

T-22M3 cũng được trang bị tên lửa đạn đạo hàng không Kh-15 có tốc độ siêu thanh Mach 5 (khoảng 6.000 km/giờ) cùng nhiều loại bom khác nhau.

Một số thông số cơ bản của máy bay là: Dài 42,4m, sải cánh 34,28m khi xòe, 23,3m khi cụp và trọng lượng cất cánh 124 tấn.

Phiên bản đầu tiên Tu-22M0 ra đời từ năm 1969.

Phiên bản Tu-22M1 được chế tạo từ năm 1971 song không được đưa vào biên chế.

Phiên bản Tu-22M2 được sản xuất từ năm 1973, đưa vào biên chế năm 1976.

Phiên bản Tu-22M3 được sản xuất hàng loạt từ năm 1978 và đưa vào trang bị từ năm 1989.

Ngoài ra còn có các chương trình sản xuất Tu-22M4/5/P song đều không được hoàn thành.

Theo số liệu công khai, đã có tổng cộng 268 chiếc Tu-22M3 được ra lò và chiếc cuối cùng sản xuất năm 1993.

Theo Theo RT
MỚI - NÓNG