1. Vị vua nước Việt đầu tiên xuất gia đi tu?
-
icon
Lý Huệ Tông
-
icon
Lý Nhân Tông
-
icon
Lý Thánh Tông
Đáp án đúng là câu A: Đó là vua Lý Huệ Tông (1194 – 1226) là vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt. Tháng 12 năm 1216, Thuận Trinh Phu nhân Trần Thị Dung được phong làm Hoàng hậu. Từ lúc đó, anh em, thân thuộc họ Trần chiếm hết các chức văn võ quan trọng trong triều. Tự Khánh làm Phụ chính Thái úy, Trần Thừa làm Nội thị Phán thủ. Trần Thừa cho đúc vũ khí, dần dần chấn chỉnh lại quân đội. Vua Huệ Tông lại bị trúng phong, đau yếu luôn, không đi đâu được, lại không sinh được hoàng tử, chỉ có toàn công chúa. Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên, nhiều lúc tự xưng là Thiên tướng giáng trần. Từ sớm đến chiều không nghỉ, khi múa xong thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, vua Lý Huệ Tông của nhà Lý là quân vương đầu tiên trong lịch sử phong kiến nước ta từng xuất gia đi tu.
2. Vua Lý Huệ Tông xuất gia đi tu tại chùa nào?
-
icon
Chùa Một Cột
-
icon
Chùa Bát Tháp
-
icon
Chùa Dâu
Đáp án đúng là câu B: Tháng 3 năm Đinh Sửu (1217), vua phát điên, nhiều lúc tự xưng là Thiên tướng giáng trần, tay cầm giáo và mộc, cắm cờ nhỏ vào búi tóc và múa hát. Từ sớm đến chiều không nghỉ, khi múa xong thì đổ mồ hôi, nóng bức khát nước, uống rượu ngủ li bì đến hôm sau mới tỉnh. Chính sự giao phó cả cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao. Đoàn Thượng thấy thế lực họ Trần mạnh, tạm quy hàng triều đình, được phong tước vương và vẫn giữ vùng Hồng châu. Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại rơi vào tay em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ. Anh Tự Khánh là Trần Thừa được phong là Phụ quốc Thái úy. Năm 1224, bệnh vua càng nặng hơn. Vua đem chia cả nước làm 24 lộ, chia cho các công chúa, lại phong Trần Thủ Độ làm Điện tiền Chỉ huy sứ. Đến tháng 10, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, ông chính thức nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng. Huệ Tông lên làm Thái thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư.
3. Vị vua nào của nhà Lý nhường ngôi cho con gái ?
-
icon
Lý Huệ Tông
-
icon
Lý Long Cán
-
icon
Lý Thánh Tông
Đáp án đúng là câu A: Quyền hành rơi hết vào tay họ Trần, năm 1224, vua Lý Huệ Tông bị ép nhường ngôi cho con gái là Lý Thiên Hinh (Lý Chiêu Hoàng) rồi xuất gia đi tu, trước khi bị ép phải tự vẫn. Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, Ngô Sĩ Liên bàn về việc Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái để đến nỗi cơ nghiệp nhà Lý mất về tay nhà Trần như sau: Đời sau chỉ truyền ngôi cho con mà không truyền ngôi cho người hiền, vì là không có người nào được như Thuấn và Vũ. Nếu không may mà không có con thì chọn con của người tông thất nuôi làm con mình để nối giữ nghiệp lớn, đó cũng là một cách xử trí trong lúc biến vậy. Lý Nhân Tông đã làm như thế rồi, Huệ Tông sao không xét việc cũ mà làm theo, lại để đến sau lúc tật bệnh mới lập con gái mà truyền ngôi cho, thế có phải lẽ không? Các quan bấy giờ không ai nghĩ gì đến xã tắc, để cho Phùng Tá Chu viện dẫn việc Lữ hậu và Vũ hậu làm cớ mà thành ra việc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho họ Trần, ấy là người có tội với họ Lý.
4. Lý Chiêu Hoàng là vị vua thứ mấy của nhà Lý?
-
icon
Thứ 9
-
icon
Thứ 8
-
icon
Thứ 7
Đáp án đúng là câu trả lời A:Lý Chiêu Hoàng (1218 - 1278) còn gọi là Lý Phế hậu hay Chiêu Thánh Hoàng hậu , là hoàng đế thứ 9 và cũng là cuối cùng của triều đại nhà Lý, trị vì từ năm 1224 đến năm 1225. Bà là nữ hoàng duy nhất của lịch sử Việt Nam. Đặc biệt hơn, bà được chính vua cha Lý Huệ Tông ra chỉ truyền ngôi, dù bên trong là sự sắp đặt đầy cưỡng ép của Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ, đang nắm quyền lực trong triều, cũng là chú họ bên ngoại của bà. Năm 1225, Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm đã chính thức kết thúc. Sau khi nhượng vị, Chiêu Hoàng trở thành Chiêu Thánh hoàng hậu của Thái Tông cho đến khi bị phế truất vào năm 1237 (lúc đó Chiêu Hoàng 19 tuổi), vì bấy giờ bà không sinh được con nối dõi. Hiển Từ Thuận Thiên Hoàng hậu, người kế vị ngôi hoàng hậu sau đó, chính là chị ruột của bà. Sau năm 1258, ở tuổi 40, bà tái giá lấy Lê Phụ Trần, một viên tướng có công cứu giúp Thái Tông. Hai người sống với nhau hơn 20 năm và sinh được 1 trai là Thượng vị hầu Lê Tông và 1 gái là Ứng Thụy công chúa Ngọc Khuê. Bà qua đời ngay sau Thái Tông khoảng 1 năm.
5. Ông vua để lại nhiều tai tiếng nhất của vương triều nhà Lý về thói ăn chơi vô độ?
-
icon
Lý Long Cán
-
icon
Lý Thường Kiệt
-
icon
Lý Cao Tông
Đáp án đúng là câu C: Vua Lý Cao Tông tên húy là Long Cán, sinh năm Quý Tỵ 1173, là con trai thứ 6 của vua Lý Anh Tông (1136 – 1175), thân mẫu là bà Hoàng hậu họ Đỗ. Trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, sử thần Ngô Sỹ Liên đã khái quát về vua Lý Cao Tông như sau: “Vua chơi bời vô độ, hình chính không rõ ràng, giặc cướp nổi lên như ong, đói kém liền năm, nhà Lý suy từ đây”. Năm Ất Mùi 1175, vua Lý Anh Tông mất, Thái tử Long Cán lúc đó chưa đầy 3 tuổi, lúc đó bà Chiêu Linh Thái hậu muốn lập con trưởng của mình là Long Xưởng lên nối ngôi vua, Thái hậu dùng nhiều vàng bạc để đút lót cho vợ của Tô Hiến Thành (lúc đó Tô Hiến Thành đang làm Thái úy) mục đích nhằm lấy lòng Tô Hiến Thành, nhưng Tô Hiến Thành nhất định không nghe, cú theo di chiếu lập Thái tử Long Cán lên làm vua, hiệu là Lý Cao Tông, niên hiệu là Trinh Phù. Nhà vua còn nhỏ, nên mọi việc triều chính nằm hết trong tay Thái úy Tô Hiến Thành, Tô Hiến Thành hết lòng phò tá cho vua Lý Cao Tông. Năm Kỷ Hợi 1179 Tô Hiến Thành mất, triều đình đã không theo lời Tô Hiến Thành dặn dò, đã cử Đỗ Yến Di làm phụ chính, và triều đình nhà Lý bắt đầu suy yếu từ đấy. Khi Lý Cao Tông đến tuổi trưởng thành, trực tiếp cầm quyền trị nước thì lại suốt ngày ham mê săn bắn, vơ vét của dân để xây nhiều cung điện, bắt nhân dân trăm họ phải phục dịch khổ sở. Lòng dân oán ghét, trộm cướp nổi lên như ong. Năm 1189, lúc bấy giờ vua Lý Cao Tông đã 16 tuổi, nhà vua đi du hành khắp mọi nơi trong cả nước, đi đến đâu mà có thần linh lại cho xây dựng đền miếu, việc xây dựng vô cùng tốn kém, nhân dân ở những nơi mà vua Lý Cao Tông đi qua vô cùng khổ sở. Năm 1197, vua Lý Cao Tông lại cho xây dựng cung Nghênh Thiềm, đến năm 1203 lại cho xây dụng hàng loạt cung điện khác, điều đó khiến cho nhân dân trăm họ vô cùng đói khổ và oán trách.
6. Vua nhà Lý nào trị vì lâu nhất ?
-
icon
Lý Nhân Tông
-
icon
Lý Cao Tông
-
icon
Lý Long Cán
Đáp án đúng là câu A: Vua Lý Nhân Tông (1066 – 1128) là vị hoàng đế thứ tư của nhà Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông trị vì Đại Việt từ năm 1072 đến năm 1128, tổng cộng 56 năm. Ông tên thật là Càn Đức, là con trai đầu lòng của Lý Thánh Tông. Năm 1072, Thánh Tông qua đời, Thái tử Càn Đức 7 tuổi lên ngôi tức vua Nhân Tông. Mẹ đích của Nhân Tông là Thái hậu Thượng Dương cùng Thái sư Lý Đạo Thành phụ chính. Sau này, Nhân Tông nghe lời mẹ ruột là Thái phi Linh Nhân, bắt Thái hậu Thượng Dương chôn theo vua Thánh Tông. Từ đây, Thái hậu Linh Nhân và Thái úy Lý Thường Kiệt nắm việc triều chính; hai người này biếm Lý Đạo Thành vào miền Nam một thời gian rồi phục chức. Thái hậu Linh Nhân cùng các tể thần Lý Thường Kiệt, Lý Đạo Thành có ảnh hưởng lớn tới việc nước ngay cả khi Nhân Tông trưởng thành. Vua Lý Thái Tông trị vì gần 27 năm, từ tháng 3 năm Mậu Thìn (1028) đến tháng 10 năm Giáp Ngọ (1054). Vua Lý Anh Tông trị vì 37 năm, từ tháng 10 năm 1138 đến tháng 7 năm 1175.
7. Vị vua nào của nhà Lý trị vì ngắn nhất?
-
icon
Lý Huệ Tông
-
icon
Lý Chiêu Hoàng
-
icon
Lý Thần Tông
Đáp án đúng là câu B: Lý Chiêu Hoàng trị vì ngắn nhất. Lý Chiêu Hoàng tên húy là Phật Kim hay Lý Thiên Hinh Nữ, được vua cha là Lý Huệ Tông phong là Chiêu Thánh công chúa, là con thứ hai của vua Huệ Tông, mẹ đẻ là Thuận Trinh Thái hậu Trần Thị Dung. Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vào tháng 10 năm Giáp Thân (1224) và ở ngôi được hơn một năm (đến tháng 12 năm Ất Dậu - 1225). Bà là nữ hoàng đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam. Vua Lý Thần Tông trị vì 10 năm, từ cuối tháng 12 năm Đinh Mùi (1127) đến tháng 10 năm Mậu Ngọ (1138). Vua Lý Huệ Tông ở ngôi 14 năm, từ tháng 10 năm Canh Ngọ (1210) đến tháng 10 năm Giáp Thân (1224) thì nhường ngôi cho con gái Lý Chiêu Hoàng.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm