Vì sao trong hai năm liên tiếp, Quảng Ngãi bị hụt thu ngân sách gần 6.500 tỷ đồng?

Năm 2020, Quảng Ngãi hụt thu cân đối ngân sách, dẫn tới không còn khả năng cân đối thu chi. Ảnh: C.X
Năm 2020, Quảng Ngãi hụt thu cân đối ngân sách, dẫn tới không còn khả năng cân đối thu chi. Ảnh: C.X
TPO - Trong năm 2019 ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi hụt thu khoảng 2.680 tỷ đồng và đến năm 2020 ngân sách của tỉnh tiếp tục bị hụt thu, tính đến thời điểm này qua 2 năm liên tiếp (2019- 2020), ngân sách của tỉnh Quảng Ngãi bị hụt thu lên đến gần 6.500 tỷ đồng. Vì sao ngân sách của tỉnh này bị hụt thu nhiều như vậy?
Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi, nguyên nhân dẫn đến hụt thu ngân sách của tỉnh trong năm 2019 là do ảnh hưởng của giá dầu, giá dầu giảm mạnh nên nguồn thu của Nhà máy lọc dầu Dung Quất nộp bị giảm, các nguồn thu khác ngoài quốc doanh bị biến động cũng giảm…dẫn đến hụt thu ngân sách của tỉnh trong năm 2019 vào khoảng 2.680 tỷ đồng.
Cụ thể, sau khi hụt thu ngân sách của năm 2019 khoảng 2.680 tỷ đồng, các cấp thẩm quyền Quảng Ngãi đã quyết định lấy các nguồn dự phòng ngân sách để bù đắp số hụt thu trên.
Gồm: Sử dụng nguồn dự trữ cải cách tiền lương 2.276 tỷ đồng, tiền sử dụng đất kết dư 178 tỷ đồng, dự phòng ngân sách 73 tỷ đồng, quỹ dự trữ tài chính 50 tỷ đồng… bù vào (số tiền bị hụt thu 2.680 tỷ đồng), giữ nguyên kế hoạch dự toán chi tiêu trong năm 2019 đã đề ra. Tuy nhiên, việc lấy và sử dụng các nguồn dự phòng ngân sách trong năm 2019, dẫn đến nguồn dự phòng ngân sách tỉnh của năm 2020 không còn.
Theo đó, để có nguồn chi theo kế hoạch và tái lập lại nguồn dự phòng ngân sách mới, tỉnh đã đề ra số thu ngân sách trong năm 2020 là quá lớn. Trong đó đáng chú ý là nguồn thu tiền sử dụng đất khoảng 2.000 tỷ đồng.

Thế nhưng, không như dự tính, trong năm 2020 do nhiều nguyên nhân khách quan bão lũ dồn dập, đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng nặng nề cho kinh tế địa phương, dẫn đến ngân sách của tỉnh tiếp tục bị hụt thu trong năm 2020.
Vì sao trong hai năm liên tiếp, Quảng Ngãi bị hụt thu ngân sách gần 6.500 tỷ đồng? ảnh 1     Trung tâm Hành chính mới của xã Ba Giang, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, dự án đầu tư khẩn cấp nằm ngoài danh mục đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020
Theo đó, năm 2020 thu cân đối ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi ước đạt 15.250 tỷ đồng, bằng 91,8% dự toán Trung ương giao. Trong đó, thu nội địa ước đạt 10.250 tỷ đồng, bằng 74% dự toán Trung ương giao, bằng 66,7% dự toán HĐND tỉnh giao. Thu nội địa ước hụt thu so với dự toán Trung ương giao là 3.610 tỷ đồng, ước hụt thu so với dự toán HĐND tỉnh giao là 5.110 tỷ đồng.

Cụ thể, thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước Trung ương quản lý ước thu 4.470 tỷ đồng, hụt thu 2.517 tỷ đồng so với dự toán Trung ương giao, hụt thu 3.017 tỷ đồng so với dự toán HĐND tỉnh giao. Nguyên nhân chủ yếu của việc hụt thu ngân sách là do giảm giá dầu thô so với dự toán lập từ đầu năm (giảm từ 60 USD/thùng xuống còn 45 USD/thùng).

Thu từ khu vực ngoài quốc doanh ước đạt 2.373 tỷ đồng, hụt thu 954 tỷ đồng so với dự toán Trung ương và HĐND tỉnh giao. Thu tiền sử dụng đất ước thu 1.046 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng so với dự toán Trung ương giao, nhưng hụt thu 954 tỷ đồng so với HĐND tỉnh giao. Các khoản thu còn lại ước đạt 2.361 tỷ đồng, hụt thu 185 tỷ đồng so với Trung ương và HĐND tỉnh giao.

Năm 2020, Quảng Ngãi thu hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 5.000 tỷ đồng, bằng 181,8% dự toán Trung ương giao, bằng 156,3% dự toán HĐND tỉnh giao. Ngoài ra, thu vay vốn để bù đắp bội chi dự kiến năm 2020 vay 38,5 tỷ đồng từ nguồn vay lại của Chính phủ, đạt 100% dự toán giao.
Từ những thống kê trên, năm 2020, phần ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp là 8.636 tỷ đồng, dự kiến mất cân đối thu chi ngân sách địa phương so với dự toán Trung ương giao là 3.203 tỷ đồng, hụt thu so với dự toán HĐND tỉnh giao là 4.645 tỷ đồng.
Mặc dù tỉnh Quảng Ngãi đã sử dụng tất cả các nguồn lực hợp pháp theo quy định; cắt, giảm một số nhiệm vụ chi của địa phương nhưng do hụt thu ngân sách của 2 năm liên tiếp (2019- 2020) quá lớn, với số tiền gần 6.500 tỷ đồng, dẫn tới không còn khả năng cân đối thu chi trong năm 2020.
Được biết, ngày 20/11 vừa qua, ông Đặng Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã ký văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tạm cấp kinh phí để đảm bảo các nhiệm vụ chi của địa phương năm 2020.
Theo nội dung văn bản, do hụt thu cân đối ngân sách lớn trong 2 năm liên tiếp nên địa phương này không còn khả năng cân đối thu chi năm 2020. Trước tình hình này, tỉnh Quảng Ngãi kính đề nghị Bộ Tài chính xem xét tạm cấp 80% kinh phí hụt thu cân đối năm 2020 cho địa phương là 2.667 tỷ đồng.
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.