Vì sao thức ăn nhanh vẫn bị mang tiếng
Các loại thức ăn nhanh phổ biến trên thị trường hiện nay như từ mì ăn liền, bún ăn liền, phở ăn liền, bánh mì đến gà rán, gà nướng, cá nướng, hamburger, khoai tây chiên, bánh pizza, kem, nước giải khát, bánh mì kẹp (sandwich)… đặc biệt thu hút giới trẻ đặc biệt là giới văn phòng. Nhịp sống làm việc gấp gáp khiến nhiều người tranh thủ đến từng bữa ăn. Vì bị lạm dụng nên thức ăn nhanh được liệt vào danh sách đen những thực phẩm có hại cho sức khỏe.
Tại Việt Nam khoảng chục năm nay, thức ăn nhanh đã len lỏi vào từng gia đình từ thành phố đến nông thôn. Người dân đã quen dần với sự hiện hữu của nó. Ở nông thôn thức ăn nhanh là mì gói, thịt hộp, nước giải khát, khoai tây chiên đóng túi, ở các nơi phát triển thì thức ăn nhanh càng nhiều hơn từ gà rán cho đến bánh mì kẹp.
Theo PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội thức ăn nhanh là một thức không thể thiếu trong xã hội công nghiệp. Ở nước ta, thức ăn nhanh mới du nhập vào khoảng gần 20 năm nay nhưng cũng khẳng định rõ vai trò tiện dụng của nó. Nếu đời sống công nghiệp không thể thiếu những món ăn này.
PGS Thịnh cho biết trong đồ ăn nhanh được người ta khuyến cáo không nên sử dụng nhiều. Tuy nhiên, bất kể loại thực phẩm nào nếu người dùng lạm dụng nó đều không tốt cả. Chính vì thế, PGS Thịnh khuyến cáo đối với đồ ăn nhanh sản xuất từ bột gạo, bột lúa mì một tuần nên ăn 3 – 4 bữa để thay đổi thực đơn.
Thị trường mì gói vài năm trở lại đây đa dạng hơn về chủng loại, thành phần. Nên người tiêu dùng chọn cho mình loại nào phù hợp nhất. Khi mua sản phẩm, dùng sản phẩm, người tiêu dùng nên lựa chọn kỹ từ nhà sản xuất và đọc kỹ thành phần.
Ăn thức ăn nhanh như nào?
Chị Nguyễn Hòa Nam trú tại Phan Văn Trị, Gò Vấp, TP.HCM tâm sự buổi trưa ngày nào chị cũng ăn tạm đồ ăn nhanh. Hôm thì ăn mì gói, hôm ăn khoai tây đóng gói, hôm ăn bánh mì thịt hộp. Buổi trưa được nghỉ 90 phút. Chị phải tranh thủ ăn nhanh để còn ngủ lấy nửa tiếng nếu ra ngoài ăn hết thời gian nghỉ buổi chiều chị không làm được việc. Chị Nam kể việc ăn uống rất quan trọng nên chị phải cân bằng các loại thực phẩm để đủ kalo cho sức khỏe.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm - Viện Phó viện Dinh dưỡng Quốc gia thì quan niệm ăn nhiều đồ chiên, đồ nướng hay các thực phẩm đóng gói đều không tốt cho sức khỏe không hẳn là đúng. PGS Lâm cho biết các loại thực phẩm đều hữu ích nếu biết sử dụng nó đúng cách. Đặc biệt là đối với thức ăn nhanh các thực phẩm này đều có đầy đủ chất dinh dưỡng và lành mạnh nếu ta biết cách lựa chọn và phối hợp chúng.
Khi sử dụng thực phẩm gì, chúng ta phải biết cân bằng bữa ăn này với các bữa khác trong ngày để cơ thể không bị mất cân đối dinh dưỡng. Nhiều người buổi trưa đi làm họ thường tranh thủ ăn gói mì hoặc sét đồ ăn nhanh. Nếu buổi trưa, buổi sáng ăn đồ ăn nhanh thì tốt nhất chiều tối nên bớt thịt trong khẩu phần ăn, tăng rau xanh và tôm, cá.
Khi ăn đồ ăn nhanh, nên ăn cùng với các loại salad, ly sữa ít béo để bổ sung thêm các khoáng chất cần thiết. PGS Lâm khuyến cáo nên kết hợp các đồ ăn với nhau, đa dạng thực phẩm để có một ngày đầy đủ năng lượng cho hoạt động của cơ thể.