Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria?

Khói bốc lên từ thị trấn Ral al Ain của Syria trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ Ảnh: Reuters
Khói bốc lên từ thị trấn Ral al Ain của Syria trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ Ảnh: Reuters
TP - Hôm qua, lực lượng biệt kích Thổ Nhĩ Kỳ tiến sâu vào lãnh thổ Syria (phần phía đông sông Euphrates) trong chiến dịch tấn công du kích người Kurd, khi sự rút lui của quân Mỹ mở ra một giai đoạn mới đầy nguy hiểm trong cuộc xung đột kéo dài 8 năm ở đây. Nhưng vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tấn công Syria?

Một số thành viên đảng Cộng hòa cùng phe với tổng thống Donald Trump chỉ trích ông vì bỏ rơi người Kurd ở Syria, lực lượng được xem là trung thành với Washington trong cuộc chiến chống IS ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)  nói họ định tạo ra một vùng an toàn nhằm hồi hương hàng triệu người tị nạn về Syria. Nhưng một số cường quốc lo ngại hành động của Ankara có thể làm trầm trọng thêm xung đột, tạo ra nguy cơ các tù nhân IS có thể trốn thoát giữa hỗn loạn.

“Các biệt kích anh hùng của chúng tôi đã tham gia chiến dịch Mùa xuân hòa bình đang tiến sâu vào khu vực phía đông sông Euphrates”, Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ viết trên Twitter hôm qua, đồng thời đưa lên một video cho thấy binh lính đang khai hỏa súng bộ binh trong khi tiến lên.
Một nhân chứng ở thị trấn Akcakale nói với Reuters rằng anh ta trông thấy các loạt đạn rocket bắn từ đây vượt qua biên giới vào vùng Tel Abyad của Syria. Nhân chứng nói nhìn thấy các cột khói bốc lên từ hai địa điểm mục tiêu trên đất Syria.

Quân Thổ Nhĩ Kỳ nã đại bác vào các mục tiêu gần Ral al Ain sáng hôm qua, và lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd dẫn đầu đã đánh trả, theo lời một nhân chứng khác.

Theo Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội của họ tấn công 181 mục tiêu của dân quân người Kurd bằng không quân và pháo binh, kể từ khi chiến dịch bắt đầu.

SDF nói trên Twitter rằng một trong số các nhà tù đang giam giữ phiến quân IS bị không quân Thổ Nhĩ Kỳ không kích.

Tổng thống Mỹ gọi cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ là “một ý tưởng tồi” và nói ông không ủng hộ việc này. Ông nói ông hy vọng Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ thường dân và các nhóm tôn giáo thiểu số, ngăn chặn một cuộc khủng hoảng nhân đạo, và Ankara nói họ sẽ thực hiện.

Hội đồng Bảo an, trước sự việc ở Syria, đã nhóm họp theo đề nghị của các nước Anh, Pháp, Đức, Bỉ và Ba Lan.

Trong một bức thư gửi tới Hội đồng Bảo an, Thổ Nhĩ kỳ nói chiến dịch quân sự của họ sẽ “phù hợp, có kiểm soát và có trách nhiệm”.

22 thành viên của Liên đoàn Ả rập nói sẽ tổ chức họp khẩn vào thứ Bảy.

Mặc dù ông Trump lên tiếng ủng hộ người Kurd, nhưng thượng nghị sỹ đồng đảng Lindsey Graham nói thất bại trong việc hỗ trợ người Kurd sẽ là “sai lầm lớn nhất trong nhiệm kỳ tổng thống (của ông Trump)” và đề xuất dự thảo lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ cùng thượng nghị sỹ đảng Dân chủ Chris Van Hollen.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ tấn công vào Syria?

Theo The Sun, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại lực lượng do người Kurd ở Syria dẫn đầu chiếm thế thượng phong ở Syria sẽ liên kết với các phiến quân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ, những người trong vài thập kỷ qua đã cầm súng đòi ly khai.

Người Kurd sinh sống trên khu vực núi cao trải dài từ bắc Thổ Nhĩ Kỳ qua Syria và Iraq. Và họ muốn có nhà nước riêng. Năm 2003, lãnh đạo Saddam Hussein bị lật đổ ở Iraq, sau đó là các chiến dịch quân sự chống lại tổng thống Syria Bashir al-Assad. Người Kurd đã có thể thành lập một số vùng tự trị tại Iraq và Syria.

Chính vì lẽ đó, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, lo ngại về các chiến binh người Kurd đòi ly khai ở nước ông có thể liên kết với các lực lượng do người Kurd lãnh đạo ở Syria, đã quyết định “tiên hạ thủ vi cường”. Bất chấp sự thân thiết của lực lượng người Kurd ở Syria với Mỹ, ông Erdogan đã quyết định tấn công.

Nhờ vào các cuộc không kích của Mỹ, kèm theo đó là vũ khí và cố vấn, dân quân người Kurd đã chiếm được hàng chục ngàn dặm vuông ở vùng đông bắc Syria. Một chính quyền tự trị đã được thiết lập và cư dân là khoảng 2 triệu người, hầu hết là người tị nạn chiến tranh. Giờ đây, người ta đang lo ngại một cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ vào khu vực này có thể dẫn đến các cuộc tắm máu và bất ổn khắp khu vực trong thời gian tới.

Người Kurd sinh sống trên khu vực núi cao trải dài từ bắc Thổ Nhĩ Kỳ qua Syria và Iraq. Và họ muốn có nhà nước riêng. Năm 2003, lãnh đạo Saddam Hussein bị lật đổ ở Iraq, sau đó là các chiến dịch quân sự chống lại tổng thống Syria Bashir al-Assad. Người Kurd đã có thể thành lập một số vùng tự trị tại Iraq và Syria.

MỚI - NÓNG