Chỉ đến năm 2019, Mỹ mới thông qua nghị quyết công nhận vụ thảm sát. Cuộc diệt chủng được nhiều nhà sử học coi là tiền thân của vụ thảm sát Holocaust do Đức quốc xã thực hiện, và việc không được công nhận của nó thường được trích dẫn làm bằng chứng rằng ghi nhớ Holocaust là rất quan trọng trong việc ngăn chặn các vụ diệt chủng trong tương lai.
Holocaust dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái. Một số nhà sử học sử dụng định nghĩa Holocaust còn bao gồm cả năm triệu nạn nhân không phải Do Thái thiệt mạng vì các cuộc thảm sát của Đức Quốc xã, qua đó nâng tổng số nạn nhân lên khoảng 11 triệu người.
Mặc dù có nhiều bằng chứng và lời khai của nhân chứng, đã có tranh cãi về việc công nhận nạn diệt chủng người Armenia, do Thổ Nhĩ Kỳ cương quyết từ chối nhận trách nhiệm về vụ thảm sát.
Cần phải nhắc lại: Đế quốc Ottoman, còn được gọi là Đế quốc Osman hay Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một đế quốc đã tồn tại từ thời kì trung đại năm 1299 đến 1923. Thời đỉnh cao quyền lực ở thế kỷ 16 và thế kỷ 17, các lãnh thổ của Đế quốc Ottoman gồm các vùng Tiểu Á, Trung Đông, nhiều phần ở Bắc Phi, và đa phần đông nam châu Âu đến tận Kavkaz và tỉnh Aceh của đảo Sumatra thuộc Indonesia. Với Istanbul là thủ đô, một khu vực trọng yếu của tuyến giao thương ở châu Âu, đế quốc này có thể quyền kiểm soát các vùng đất xung quanh Địa Trung Hải cũng như cả toàn bộ châu Âu.
Khoảng 2,5 triệu người Armenia sống trong Đế chế Ottoman trước Chiến tranh thế giới thứ nhất. Theo nhiều ước tính khác nhau, từ 600.000 đến 1,5 triệu người Armenia đã chết vào năm 1915 do bị trục xuất và giết hại có hệ thống. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận thực tế về cái chết hàng loạt của người Armenia, nhưng bác bỏ thuật ngữ “diệt chủng”, nói rằng số lượng nạn nhân mà phía Armenia đưa ra đã bị phóng đại.
Trong nhiều thập kỷ, Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa các quốc gia khác nếu họ thậm chí chỉ xem xét công nhận cuộc diệt chủng người Armenia.
Trong trường hợp của Mỹ, sự đòi hỏi công nhận nạn diệt chủng người Armenia đã xuất hiện nhiều lần trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ có sự công nhận chính thức vào năm 2019. Bốn mươi năm trước, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan đã sử dụng từ "diệt chủng" để chỉ sự kiện này, một bước tiến lớn. Tuy nhiên, theo một học giả Israel viết trên Jerusalem Post, sau các tác động của Thổ Nhĩ Kỳ, Quốc hội Mỹ liên tục không công nhận việc này, do lợi ích chính trị. Tương tự như vậy, các tổng thống Mỹ từ cánh tả đến cánh hữu đều tránh sử dụng thuật ngữ “diệt chủng” để không gây ác cảm cho Thổ Nhĩ Kỳ.
Việc Mỹ lên tiếng công nhận nạn diệt chủng người Armenia diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã xấu đi do Ankara ngày càng xích lại gần Nga và có những động thái bất tuân ở các điểm nóng như Trung Đông. Việc Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp Mỹ mua vũ khí Nga lại càng khiến quan hệ song phương đã xấu lại càng thêm xấu. Gần đây nhất, trong cuộc chiến Armenia-Azerbaijan, Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp cho đồng minh Azerbaijan với nhiều điểm tương đồng về chủng tộc và tôn giáo, vũ khí công nghệ cao, gây cho Armenia nhiều thương vong.
Vào năm 2019, Hạ viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết 401-11 công nhận Tội ác diệt chủng người Armenia, sau đó là một quyết định nhất trí tại Thượng viện Mỹ. Tuy nhiên, bất chấp thực tế là nhiều tổng thống Mỹ đã cam kết công nhận cuộc diệt chủng người Armenia, không ai thực hiện lời hứa của họ cho đến bây giờ.
Trong tháng này, các nguồn tin của Nhà Trắng tuyên bố rằng chính quyền Biden sẽ công nhận Cuộc diệt chủng người Armenia trong một động thái sửa sai lịch sử.
Theo học giả Emily Schrader của Viện Tel Aviv, điều quan trọng cần lưu ý là cuộc diệt chủng Armenia không chỉ đơn giản là một sự kiện kinh hoàng đã xảy ra. Nó được cho là cuộc diệt chủng có dàn dựng khủng khiếp nhất mà thế giới từng chứng kiến (vào thời điểm đó), và không phải trong bối cảnh chiến tranh, mà vì người Armenia theo đạo Thiên chúa.
Cuộc đàn áp những người theo đạo Cơ đốc dưới thời Ottoman đã xảy ra trong nhiều năm dẫn đến cuộc diệt chủng Armenia, nhưng leo thang với Luật Tehcir, theo đó người Armenia bị cướp tài sản và đồ đạc và bị trục xuất hàng loạt, bị đưa vào sa mạc Syria trong những điều kiện vô nhân đạo.
Người Ottoman vây bắt và sát hại các học giả và trí thức Armenia, họ hãm hiếp và bắt các phụ nữ và trẻ em gái Armenia làm nô lệ, và những người sống sót bị đưa đến trại tập trung, bị hành quyết hoặc bị bỏ mặc cho đến chết.