Vì sao không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?

Vì sao không nên ăn trái cây ngay sau bữa ăn?
Rất nhiều người có thói quen tráng miệng bằng trái cây ngay sau bữa ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng điều này là không khoa học vì nó ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa.

Thời gian tốt nhất để ăn trái cây là một giờ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn hai đến ba giờ. Các nghiên cứu cho thấy trong thành phần của trái cây chứa nhiều cacbonhydrat, đường mía, tinh bột, đường glucose… Do đó ăn trái cây ngay sau bữa ăn sẽ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày, đường ruột và tuyến tụy.

Bên cạnh đó, các chất có nhiều trong trái cây như cellulose, hemicellulose, pectin… đều có khả năng hấp thụ nước mạnh. Sau khi xuống dạ dày, hấp thụ nước, trái cây trong dạ dày sẽ nở bung và tạo cảm giác no, đầy hơi, ảnh hưởng không tốt tới chức năng tiêu hóa. Đặc biệt là khi cơ thể có quá nhiều cellulose cũng ảnh hưởng tới sự hấp thu các chất dinh dưỡng, vitamin, rất không tốt với những người bị tiểu đường.

Đối với những người đang muốn giảm cân, việc ăn trái cây thay cơm hoặc ăn trái cây ngay sau ăn cũng là điều không tốt vì ăn nhiều trái cây sau ăn cũng là nguyên nhân khiến dạ dày bị giãn ra, dẫn tới béo phì. Tốt hơn cả là ăn trái cây một giờ trước bữa ăn, vừa có tác dụng giảm béo, vừa giúp hệ tiêu hóa của bạn hoạt động hiệu quả.

Theo Theo Pháp Luật TPHCM
MỚI - NÓNG
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
Bộ Xây dựng đề nghị Hà Nội sớm rút ngắn thủ tục đầu tư nhà ở xã hội
TPO - Bộ Xây dựng đề nghị TP Hà Nội có các cơ chế, giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính về lập, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư xây dựng... để hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp triển khai đầu tư xây dựng dự án, tạo nguồn cung cho thị trường và tận dụng được nguồn vốn ưu đãi phát triển.
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.