Để kỷ niệm 175 năm ngày ra đời, Công ty đường sắt Rhaetian (RhB) của Thụy Sĩ đã lập kỷ lục chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới. Chuyến tàu mang tên Capricorn này gồm 100 toa, dài 1.910 m, nặng 3.295 tấn. Tàu chạy dọc trên tuyến Albula, từ ga Preda đến Thusis, dài khoảng 25 km, trong gần 1 giờ.
Công ty đường sắt Thụy Sĩ, Rhaetian Railway, đã giành kỷ lục Guinness cho chuyến tàu chở khách dài nhất thế giới với hành trình trên một trong những đường ray ngoạn mục nhất qua dãy núi Alps.
Con tàu đã phá kỷ lục 30 năm tuổi của Công ty Đường sắt Quốc gia Bỉ đã thiết lập tiêu chuẩn đó vào năm 1991 - tuyến đường sắt gồm 70 toa tàu, kéo dài 1,1 dặm đã vượt qua quãng đường dài 38 dặm.
Albula là tuyến đường ngoạn mục nhất xuyên qua dãy Alps giữa Thusis và St Moritz. Tuyến đường này được xây dựng trong 5 năm, có tổng chiều dài 62km, với 55 cây cầu và 39 đường hầm, cùng những khúc cua ngoằn ngoèo và dốc đứng.
Trên hành trình lập kỷ lục thế giới, con tàu đã xuyên qua 22 đường hầm, trong đó có một số đường hầm xoắn ốc xuyên núi, qua 48 cây cầu, gồm cả Cầu cạn Landwasser.
Công ty đường sắt Thụy Sĩ, Rhaetian Railway đã dành nhiều tháng để lên kế hoạch cho chuyến đi này, với sự tham gia của 7 tài xế lái tàu và 21 kỹ thuật viên, mỗi người giám sát các đoạn tàu của riêng mình để đảm bảo chúng không tăng tốc hoặc giảm tốc quá nhanh. Điều khó khăn cho người điểu khiển là phải chịu trách nhiệm về hệ thống phanh khẩn cấp của họ.
Lần chạy thử ban đầu không thành công do một trong các tài xế không thể đạp phanh khẩn cấp. Thực tế là chiều dài khổng lồ của đoàn tàu khiến những người lái tàu không thể truyền đạt thông tin với nhau một cách hiệu quả khiến tình hình càng trở nên khó khăn hơn - hệ thống liên lạc thường không thể hoạt động trong đường hầm.
Do hệ thống phanh tái tạo của tàu, những người điều hành cũng đã hạn chế tốc độ của tàu ở mức tối đa là 21 dặm/giờ. Điều này là do hệ thống phanh tái tạo của đoàn tàu gửi năng lượng trở lại lưới điện trên cao khi nó xuống dốc. Với một đoàn tàu lớn như vậy, người ta lo ngại rằng quá trình tái tạo có thể làm nổ cầu chì trong các toa hoặc đốt cháy các dây xích phía trên đường ray.
Một điểm đặc biệt nữa trong hành trình xác lập kỷ lục là chuyến tàu Capricorn được vận hành trên tuyến đường sắt khổ hẹp. Không giống hầu hết các tuyến đường sắt của Thụy Sĩ và Châu Âu sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn là 1,435 m, đường ray của RhB chỉ có kích thước 1m. Các kỷ lục thế giới trước đây, do Bỉ và Hà Lan nắm giữ, thường sử dụng đường ray khổ tiêu chuẩn và chạy qua các tuyến đường bằng phẳng để làm lợi thế.
Những kỷ lục thế giới trong ngành đường sắt
Với chiều dài khoảng 57 km, đường hầm tàu hỏa Gotthard ở Thụy Sĩ trở thành đường hầm tàu hỏa dài nhất thế giới.
Hồi tháng 12/2014, một đoàn tàu đã thực hiện chuyến hành trình dài nhất thế giới trong 20 ngày với chặng đường 12.874 km từ Nghĩa Ô, Trung Quốc, tới Madrid (Tây Ban Nha). Trong hơn ba tuần, con tàu đi qua các nước Kazakhstan, Nga, Belarus, Đức và Pháp trước khi tới Madrid.
Tuyến đường sắt cao nhất thế giới Thanh Hải-Tây Tạng (Trung Quốc) nằm ở độ cao 5.072 mét so với mực nước biển.
Ngược lại, Seikan Tunnel của Nhật Bản là tuyến đường sắt thấp nhất thế giới, thấp 240 mét so với mực nước biển.
Tàu đệm từ nhanh nhất thế giới (với vận tốc lên tới 600 km/h) dự kiến sẽ đi vào hoạt động năm 2027, rút ngắn thời gian từ Tokyo tới Nagoya (Nhật Bản) xuống còn 40 phút so với 90 phút hiện tại.
“Tàu hỏa bằng tre” chạy chậm nhất thế giới là một điểm thu hút du khách ở thành phố Battambang, Campuchia.
Hệ thống mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới có chiều dài tổng cộng gần 19.000 km ở Trung Quốc.
Tuyến đường sắt lâu đời nhất thế giới tồn tại ở Durham (Anh) hoạt động từ năm 1725.
Ga tàu bận rộn nhất thế giới là nhà ga Shinjuku ở thủ đô Tokyo. Năm 2007, trung bình mỗi ngày đón nhận khoảng 3,64 triệu lượt hành khách.
Nhà ga Grand Central Terminal ở thành phố New York (Mỹ) có nhiều sân ga nhất trên thế giới, với 44 sân ga.
Nhà ga Gorakhpur Railway ở phía bắc bang Uttar Pradesh (Ấn Độ) sở hữu sân ga dài nhất thế giới, với chiều dài 1.366 mét.