Vì sao chưa công bố danh tính 9 người đi cùng chuyên cơ rồi bỏ trốn ở Hàn Quốc?

TPO - Về lý do tại sao chưa cung cấp được danh tính 9 người đi cùng chuyên cơ rồi bỏ trốn ở Hàn Quốc, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, đây là việc các cơ quan chức năng Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành điều tra.
Vì sao chưa công bố danh tính 9 người đi cùng chuyên cơ rồi bỏ trốn ở Hàn Quốc? ảnh 1

Nhiều câu hỏi liên quan đến vụ 9 người đi nhờ chuyên cơ bỏ trốn tại Hàn Quốc được đặt ra tại buổi họp báo Chính phủ. Ảnh Mạnh Thắng

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/10, PV đặt câu hỏi về việc 9 người đi theo đoàn chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội bỏ trốn ở Hàn Quốc. Bộ Công an đã vào cuộc và xử lý vụ việc này như thế nào và có thể thông tin về danh tính của những người bỏ trốn cũng như 2 người về nước hay không?

Trả lời câu hỏi, Chánh Văn phòng Bộ Công an Tô Ân Xô cho biết, sự việc này Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã có trao đổi thông tin với báo chí và Bộ KH&ĐT đã có trả lời ban đầu. “Về phần mình, Bộ Công an đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Kết quả cụ thể, chúng tôi sẽ thông báo đến báo chí”, ông Xô cho hay.

Chưa hài lòng, PV tiếp tục đặt câu hỏi: Vì sao không công khai danh tính 9 người đi nhờ chuyên cơ sang Hàn Quốc và mất tích? Đề nghị Bộ KH&ĐT cho biết trách nhiệm của Bộ đến đâu trong vụ việc này?

Về việc này, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Trung cho biết, việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia các hoạt động bên lề của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước khi đi công tác nước ngoài là hành động đúng đắn, để các doanh nghiệp có cơ hội hoạt động kết nối hợp tác trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh. Việc này chúng ta đã làm rất nhiều và trong quá trình tổ chức, có rất nhiều cơ quan tổ chức, trong đó có Bộ KH&ĐT.

“Khi được giao nhiệm vụ chủ trì thì cơ quan quản lý phải lựa chọn các doanh nghiệp theo đúng quy định. Chúng tôi cũng đã làm theo quy định và cùng cơ quan công an thẩm tra nhân thân của các doanh nghiệp tham gia đoàn công tác. Tuy nhiên, đoàn vừa rồi xảy ra vụ việc rất đáng tiếc, mặc dù đây là lần đầu tiên xảy ra vụ việc này. Chúng tôi thấy trách nhiệm trong việc này và đã tổ chức rút kinh nghiệm, và rà soát lại toàn bộ quy trình lựa chọn các doanh nghiệp tham gia các đoàn này”, ông Trung nói.

Theo lãnh đạo Bộ, việc doanh nghiệp bỏ trốn đúng là “không thể lường trước được nhưng từ vụ việc vừa rồi, chúng tôi đã kiểm điểm trách nhiệm. Trong trường hợp phát hiện ra sai phạm của cán bộ liên quan đến việc lựa chọn doanh nghiệp, chúng tôi sẽ xử lý đúng theo quy định”, ông nói.

Về lý do tại sao chưa cung cấp được danh tính, theo đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư, đây là việc các cơ quan chức năng cả Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành điều tra. “Tại thời điểm này chúng tôi chưa có thẩm quyền để cung cấp danh tính 9 người này, khi nào có thông tin được cho phép thông tin, chúng tôi sẽ cung cấp”, ông Trung nói.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.